Khai thác tiềm năng, lợi thế những vườn trái cây trĩu quả, thơm ngon, chính quyền địa phương và sở ngành đã tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân xã Trung An (huyện Củ Chi, TP.HCM) làm du lịch vườn, du lịch sinh thái thu tiền tỷ mỗi năm.
Nhằm khai thác tiềm năng du lịch, tăng thu nhập cho khu vực nông thôn, TP.HCM vừa triển khai đào tạo nghề cho nông dân làm du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp.
Quận 12 sẽ hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp nhằm hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới vào năm 2025.
Dự kiến trong 3 năm tới, huyện duyên hải Cần Giờ (TP.HCM) sẽ đào tạo nghề nông nghiệp cho 850 nông dân với các nghề để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, đề án mà ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì.
Với mục tiêu giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị nông sản và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhiều nông dân ở TP.HCM đã được tập huấn ủ rác sinh hoạt làm phân hữu cơ để trồng trọt.
Nhờ vốn vay ngân hàng Chính sách Xã hội, nhiều hội viên nông dân ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã đầu tư mô hình kinh tế hiệu quả, trong đó có đầu tư nuôi trâu sinh sản, nuôi trâu thịt, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.
Nhờ sự hỗ trợ của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, 17 hộ dân ở xã Kim Hóa (huyện Tuyên Hóa) đã có cơ hội trồng bưởi Phúc Trạch - một giống bưởi nổi tiếng và có giá trị kinh tế cao. Sau một thời gian chăm sóc, cây bưởi đã phát triển khỏe mạnh và sắp cho thu hoạch.
Ông Nguyễn Quốc Hương ở xã Sơn Lộc (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đến với nghề trồng nấm khi đi tìm dược liệu chữa bệnh cho bố. Từ đó, ông thành lập hợp tác xã, liên kết với bà con để trồng nấm với doanh thu hơn 7 tỷ đồng/năm.
“Giờ đây bà con nông dân chúng tôi giàu lên đều là nhờ cây quế. Cây quế đã giúp chúng tôi có nhà ở kiên cố, có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo bền vững”. Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Lợi ở tỉnh Lào Cai.
Nhiều nông dân ở xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai đã tận dụng bưởi non, bưởi dạt để chưng cất tinh dầu bưởi giúp tăng thu nhập và giảm ô nhiễm môi trường trong vườn bưởi.