Cục Hàng không Việt Nam cho hay trong tháng 10/2022, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt 7,2 triệu khách, giảm 11,6% so tháng 9/2022 và giảm 23,3% so tháng 10/2019 (thời điểm chưa có dịch Covid-19).
Trong số này, khách quốc tế đạt 1,3 triệu, giảm 1,4% so tháng 9/2022 và giảm 61,8% so tháng 10/2019. Khách nội địa đạt 5,8 triệu khách, giảm 13,6% so tháng 9/2022 và giảm 0,8% so tháng 10/2019.
Sản lượng vận chuyển hành khách của các hãng hàng không Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 3,5 triệu khách, giảm 11,7% so tháng 9/2022 và giảm 19,8% so tháng 10/2019.
Trong đó, khách nội địa đạt 2,9 triệu khách, giảm 13,6% so tháng 9/2022 và giảm 0,8% so tháng 10/2019. Khách quốc tế đạt 614 nghìn khách, giảm 1,2% so tháng 9/2022 và giảm 59,1% so tháng 10/2019.
Cần phải nói rằng đây là tháng thứ 2 liên tiếp sản lượng vận chuyển khách nội địa sụt giảm. Trước đó, sản lượng vận chuyển khách của các hãng hàng không Việt Nam tháng 9/2022 cũng giảm tới 13% so với tháng 8/2022.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn từ ngày 19/9/2022 - 18/10/2022, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 25.037 chuyến bay, giảm 17,6% so với tháng trước, trong đó có 23.314 chuyến cất cánh đúng giờ chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 93,1% tăng 2,5 điểm so với tháng trước.
Số chuyến bay bị chậm là 1.723 chiếm tỉ lệ 6,9%, giảm 2,5 điểm so với tháng trước, tổng số chuyến bay bị hủy là 112 chuyến chiếm tỷ lệ là 0,45%, tăng 0,3 điểm so với tháng trước.
Cụ thể, tỷ lệ đúng giờ của các hãng hàng không Việt Nam như sau: Vietnam Airlines có tỷ lệ đúng giờ đạt 93,2%, Bamboo Airways đạt 93,3%, Pacific Airlines đạt 95,8%, Vasco đạt 95,5%, Vietravel Airlines đạt 90% và Vietjet Air đạt 92,6%.
Lãnh đạo Cục Hàng không cho hay việc sản lượng vận chuyển hành khách ghi nhận sự sụt giảm là do thị trường vận chuyển hành không đã bước vào giai đoạn thấp điểm. Theo thông lệ, giai đoạn thấp điểm giai đoạn cuối năm có thể kéo dài đến hết tháng 12 hàng năm và chỉ tăng trở lại vào đợt cao điểm vận chuyển Tết.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.