Sức mua sắm Tết tăng vọt, siêu thị tăng thời gian mở cửa
Phúc Minh
26/01/2022 1:00 PM (GMT+7)
Các hệ thống siêu thị tại TP.HCM ghi nhận sức mua sắm Tết tăng vọt. Các siêu thị sẽ tăng thời gian mở cửa hoạt động để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân giai đoạn cao điểm Tết.
Không khí mua sắm Tết tại nhiều hệ thống siêu thị tại TP.HCM đang rộn ràng hơn bao giờ hết. Hầu hết các siêu thị đều ghi nhận sức mua tăng mạnh so với thời điểm cách đây một tháng và các mặt hàng phục vụ thị trường Tết đều đắt khách.
Từ cuối tuần qua, tại các siêu thị thuộc hệ thống Saigon Co.op, nhóm hàng hóa gồm các loại trái cây nội địa và nhóm các mặt hàng thực phẩm bổ dưỡng, mứt Tết có sức mua bật tăng hơn 50% so với tuần trước đó.
Bánh mứt Tết đang được người dân chọn mua nhiều nhất. Ảnh: Hồng Phúc.
Nhóm trái cây nội như thanh long ruột đỏ, dưa hấu không hạt, xoài cát chu, xoài cát hòa lộc, bưởi da xanh... bán ra đã tăng 20%. Nhóm quần áo, hàng thời trang tăng từ 21 - 57%. Bật tăng mạnh nhất là những mặt hàng thực phẩm bổ dưỡng, bảo vệ sức khỏe, các mặt hàng đặc trưng Tết với mức tăng từ 20-70%.
Ông Nguyễn Ngọc Thắng - Giám đốc vận hành chuỗi siêu thị Co.opmart cho biết, tình hình sức mua năm nay tăng chậm và tăng trễ.
"Người dân chủ yếu sẽ tập trung mua sắm vào khoảng một tuần cuối cận Tết. Do đó, chúng tôi đang phối hợp các nhà cung cấp tiếp tục thực hiện chương trình khuyến mãi nhiều mặt hàng tươi sống, thịt trứng từ 20-50%", ông Thắng nói.
Lượng khách hàng năm nay tại tất cả trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị AEON trên toàn quốc tăng mạnh từ 2 tuần trước Tết. Đơn vị này nhận định Tết Nguyên Đán là dịp lễ truyền thống của người Việt nên khách hàng vẫn có nhu cầu mua sắm trong giai đoạn này, sức mua trong cuối tuần vừa qua cao hơn từ 10-20% so với cùng kì Tết năm trước, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tuần này.
"Với những dấu hiệu tích cực của thị trường, chúng tôi kỳ vọng sức mua năm nay sẽ tăng trung bình 20% so với năm trước đó", ông Bùi Trung Chính - Giám đốc thu mua ngành hàng thực phẩm của AEON Việt Nam, nói.
Các hệ thống siêu thị như MM Mega Market, Lotte Mart, Emart cũng ghi nhận lượng khách hàng đến mua sắm Tết tăng vọt, giá trị của từng giỏ hàng trước Tết cũng tăng theo.
Siêu thị tăng thời gian hoạt động
Để đáp ứng nhu cầu mua sắm, đại diện các hệ thống siêu thị đều cho biết sẽ tăng thời gian mở cửa hoạt động để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân giai đoạn cao điểm Tết.
Các hệ thống thuộc Saigon Co.op gồm Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile, Finelife, Sense City, Cheers sẽ tăng 2-4 giờ hoạt động phục vụ giai đoạn cao điểm trước Tết, thường sẽ mở sớm và đóng muộn hơn ngày thường.
Cụ thể, lịch mở cửa Tết của siêu thị Co.opmart: Từ ngày 25-27/1 (tức 23-25 tháng Chạp), hoạt động từ 7h-22h. Từ ngày 28-30/1 (tức 26-28 tháng Chạp), mở cửa từ 6h-22h. 29 tháng Chạp, siêu thị Co.opmart mở cửa từ 6h-12h trưa. Co.opmart nghỉ mùng 1 Tết và hoạt động trở lại từ mùng 2 Tết. Từ mùng 2 đến mùng 5, đón khách từ 8h-12h. Co.opmart hoạt động lại bình thường từ mùng 6 Tết.
Các siêu thị sẽ tăng thời gian mở cửa hoạt động để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân giai đoạn cao điểm Tết. Ảnh: Hồng Phúc.
Tại 3 siêu thị Satramart, trước Tết, từ ngày 20-25 tháng Chạp, hoạt động 7h-23h. Từ 26-28 tháng Chạp bán từ 6h sáng đến 24h đêm. Ngày 29 Tết mở cửa 6h sáng đến 12h trưa và mở cửa kinh doanh lại vào ngày 2/2 (tức mùng 2 Tết).
Siêu thị Big C, Go!: Từ nay đế 28 tháng Chạp, mở từ 7h đến 23h. 29 tháng Chạp hoạt động từ 6h sáng đến 14h chiều. Big C nghỉ mùng 1 Tết và hoạt động trở lại bình thường từ mùng 2 Tết (từ 8h-22h).
Trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị Aeon sẽ hoạt động xuyên Tết, kể cả mùng 1. Tại TP.HCM, AEON Tân Phú, Bình Tân, từ 26 tháng Chạp sẽ đóng cửa trễ hơn vào lúc 23h00. Ba ngày ngày 27-28 tháng Chạp, khu siêu thị mở từ 7h, đóng cửa trễ lúc 23h. Ngày 29 tháng Chạp, khu siêu thị mở từ 7h, đóng lúc 19h.
Mùng 1 Tết, các trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị Aeon Tân Phú và Bình Tân sẽ hoạt động từ 11h sáng tới 22h tối. Từ ngày mùng 2 Tết, Aeon hoạt động lại bình thường.
Anh quốc cho biết sẽ ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty dược phẩm Anh trong việc bán thuốc sản xuất tại Anh vào thị trường Việt Nam, theo chiến lược thương mại mới ưu tiên các thỏa thuận nhanh, theo ngành cụ thể.
Khi Thái Lan hạn chế xuất khẩu sang Campuchia do tranh chấp biên giới, các công ty Việt Nam đang tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần tại Campuchia.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt trên 578,95 triệu USD – tăng 32% so với cùng kỳ năm 2024.
Bắc Kinh có kế hoạch phát triển từ hai đến ba trung tâm tiêu dùng tích hợp mang tính bước ngoặt mới vào năm 2030, với mục tiêu đạt doanh thu bán hàng hàng năm trên 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14 tỷ USD).
Sự tò mò khiến cô nàng du khách Thái quyết định bước vào 7-Eleven tại Việt Nam và rồi không giấu nổi sự phấn khích khi phát hiện ra loạt món đồ "có 1-0-2".
Một cuộc chiến dai dẳng trong thị trường giao đồ ăn của Trung Quốc đã khiến Tập đoàn Alibaba mất tới 100 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường và chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến lợi nhuận và niềm tin nhà đầu tư tiếp tục bị xói mòn.
Anh quốc cho biết sẽ ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty dược phẩm Anh trong việc bán thuốc sản xuất tại Anh vào thị trường Việt Nam, theo chiến lược thương mại mới ưu tiên các thỏa thuận nhanh, theo ngành cụ thể.
Khi Thái Lan hạn chế xuất khẩu sang Campuchia do tranh chấp biên giới, các công ty Việt Nam đang tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần tại Campuchia.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt trên 578,95 triệu USD – tăng 32% so với cùng kỳ năm 2024.
Bắc Kinh có kế hoạch phát triển từ hai đến ba trung tâm tiêu dùng tích hợp mang tính bước ngoặt mới vào năm 2030, với mục tiêu đạt doanh thu bán hàng hàng năm trên 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14 tỷ USD).
Sự tò mò khiến cô nàng du khách Thái quyết định bước vào 7-Eleven tại Việt Nam và rồi không giấu nổi sự phấn khích khi phát hiện ra loạt món đồ "có 1-0-2".
Một cuộc chiến dai dẳng trong thị trường giao đồ ăn của Trung Quốc đã khiến Tập đoàn Alibaba mất tới 100 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường và chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến lợi nhuận và niềm tin nhà đầu tư tiếp tục bị xói mòn.