Tuyến cáp treo mới giúp du khách chiêm bái cả 2 Bà khi tham quan núi Bà Đen
Trần Khánh
29/12/2022 7:00 PM (GMT+7)
Việc Tây Ninh vận hành tuyến cáp treo mới, đưa du khách di chuyển thẳng từ Chùa Bà ở lưng chừng núi lên tới đỉnh núi còn có một ý nghĩa rất lớn về mặt văn hóa.
Ban quản lý khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen (Tây Ninh) cho biết, từ 1/1/2023, Khu du lịch Núi Bà sẽ chính thức vận hành tuyến cáp treo, nối từ chùa Bà lên đỉnh núi.
Tuyến cáp này sẽ kết nối 2 nhà ga Hòa Đồng - Tâm An, có độ cao chênh lệch là 639,7m.
Với độ dài 1.208m và 76 cabin hiện đại, tuyến cáp treo Tâm An sẽ giúp hành trình tâm linh tại Sun World Ba Den Mountain thuận tiện hơn, khi đưa du khách di chuyển thẳng từ Chùa Bà lên đỉnh núi.
Tây Ninh vận hành tuyến cáp treo mới ở khu du lịch Núi Bà Đen. Ảnh: Trần Khánh
Đại diện Tập đoàn Sungroup, chủ đầu tư cho biết, tuyến cáp mới hoàn toàn có thể đáp ứng lượng lớn du khách về thăm quan Núi Bà Đen trong dịp Lễ Tết sắp tới.
Tuyến cáp treo Tâm An được cho là có tầm nhìn đẹp nhất tại khu du lịch Sun World Ba Den Mountain.
Không những vậy, đây còn là một trong những hệ thống cáp treo có độ dốc lớn nhất thế giới, sở hữu độ dốc trung bình 63,53% (khoảng 32,43 độ) và độ dốc tối đa 104% (khoảng 45 độ).
Với độ dốc đặc biệt này và tốc độ di chuyển 6m/s, tuyến cáp treo sẽ đưa du khách từ Chùa Bà vượt qua các vách núi dựng đứng để đến với "Nóc nhà Nam Bộ" chỉ trong hơn 5 phút.
Từ cabin của tuyến cáp treo mới, du khách sẽ có một hành trình thưởng ngoạn ngoạn mục lý thú, chiêm ngưỡng toàn bộ quần thể các chùa Núi Bà nằm tịch mịch bên sườn núi.
Cũng từ đây, du khách có thể bao quát toàn cảnh hồ Dầu Tiếng giữa những khoảng xanh mênh mông trù phú của đồng bằng Đông Nam bộ, và ngắm nhìn mỏm đầu rùa tuyệt đẹp – một điểm check-in nổi tiếng tại Tây Ninh.
Với chiều cao 986m so với mực nước biển, núi Bà Đen được biết đến như là đỉnh núi cao nhất Nam Bộ, xứng danh "Đệ nhất thiên sơn".
Tuyến cáp treo mới giúp hành trình du lịch tâm linh thuận tiện hơn khi đưa du khách di chuyển thẳng từ Chùa Bà lên đỉnh núi. Ảnh: Trần Khánh
Năm 2022, tổng doanh thu ngành du lịch Tây Ninh ước đạt 1.400 tỷ đồng, tăng 130% so cùng kỳ. Với hơn 4,5 triệu lượt khách tham quan tại các khu, điểm du lịch, số lượt khác đến Tây Nih tăng 200% so cùng kỳ.
Theo UBND tỉnh, Khu du lịch núi Bà Đen luôn là tâm điểm của du lịch Tây Ninh. Theo số liệu của UBND tỉnh, lượng khách hàng năm đến núi Bà Đen luôn đạt gần 91% tổng du khách đi du lịch Tây Ninh.
UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen đến năm 2035.
"Kết nối hai Bà" để phát triển du lịch Tây Ninh
Việc kết nối tuyến cáp treo, đưa du khách di chuyển thẳng từ Chùa Bà ở lưng chừng núi lên tới đỉnh núi còn có một ý nghĩa rất lớn về mặt văn hóa.
Trước đó, tại hội thảo khoa học Nhận diện bản sắc văn hóa và truyền thống gia đình tỉnh Tây Ninh tháng 4/2022, GS. TS. Trần Ngọc Thêm đã nêu đề xuất về việc kết nối 2 Bà trên núi.
Theo GS. TS. Trần Ngọc Thêm, với việc đưa hệ thống cáp treo đi vào hoạt động, Khu du lịch Núi Bà Đen đang là một điểm đến rất thành công về mặt du lịch.
Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Trần Khánh
.
Hình tượng Bà Đen là tín ngưỡng được khắc sâu trong lòng người dân Tây Ninh nói riêng, và Nam Bộ nói chung về một Linh Sơn Thánh Mẫu thiêng liêng.
GS. Thêm phân tích, trên đỉnh Khu du lịch Núi Bà Đen hiện có 2 tuyến cáp treo.
Một tuyến cáp treo lên đỉnh núi chiêm ngưỡng tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. Một tuyến cáp treo khác, lên lưng chừng núi chiêm bái Linh Sơn Thánh Mẫu.
Để thuận lợi hơn cho hành trình tâm linh và chinh phục đỉnh núi cao nhất Nam Bộ, GS. Thêm đề xuất giải pháp mà ông cho là tốt nhất: Xây dựng thêm một tuyến cáp treo thứ 3.
Theo đó, tuyến cáp treo này sẽ kết nối nơi thờ Bà Đen (ở lưng chừng núi) đến nơi dựng tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn (trên đỉnh núi).
"Bằng cách này, chúng ta tiến hành một công việc rất quan trọng về văn hóa và tâm linh là kết nối 2 Bà lại với nhau", GS. Thêm cho biết.
Du khách hành hương chùa Bà ở lưng chừng núi Bà Đen. Ảnh: Trần Khánh
Đồng thời, việc này còn thực hiện nhiệm vụ thiết thực là giúp làm tăng lượng du khách đến cả 2 địa điểm, giúp gia tăng lợi ích kinh tế cho địa phương.
Nắm bắt nhu cầu yêu thích “săn” mây của giới trẻ, dọc tuyến đường của đỉnh đèo Vi ô lắc, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum, một số cá nhân đã chọn điểm và dựng chòi để phục vụ cho số này.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.
Nắm bắt nhu cầu yêu thích “săn” mây của giới trẻ, dọc tuyến đường của đỉnh đèo Vi ô lắc, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum, một số cá nhân đã chọn điểm và dựng chòi để phục vụ cho số này.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.