Thứ sáu, 19/04/2024

"Thằng chó", "mẹ mày" và việc chửi thề vô tội vạ ở phim của Trấn Thành

28/01/2023 8:00 AM (GMT+7)

Trong sự cởi mở của điện ảnh, khán giả chấp nhận những câu chửi thề trên phim. Song, trường hợp lạm dụng, chửi vô tội vạ như "Nhà bà Nữ" gây băn khoăn với người xem dịp năm mới.

Nhà bà Nữ đang là phim điện ảnh thu hút khán giả tại các rạp vào mùa Tết năm nay. Sau hiệu ứng tốt từ Bố già với mức doanh thu vượt 420 tỷ đồng, Trấn Thành tiếp tục cho ra mắt sản phẩm điện ảnh thứ 2. Theo thông báo từ nhà phát hành, phim đã dễ dàng cán mốc trên 100 tỷ đồng chỉ sau vài ngày Tết.





"Thằng chó", "mẹ mày" và việc chửi thề vô tội vạ ở phim của Trấn Thành
 - Ảnh 1.

Trấn Thành vào vai Nhuận - người đàn ông bị cho là nhu nhược, không có tiếng nói trong gia đình.



Nhà bà Nữ hút khách một phần vì thị trường phim Tết ảm đảm, ngoài ra tên tuổi Trấn Thành cũng thu hút khán giả. Song, chất lượng phim tiếp tục gây tranh cãi. Nhiều người phàn nàn phim cãi nhau chí chóe, ồn ã, chửi thề quá nhiều, xuyên suốt mạch phim, do đó, không nên được coi là một bộ phim Tết gia đình.


Lạm dụng chửi thề

Phim bắt đầu bằng những tiếng chửi, từ nhẹ rồi dần lên nặng đô hơn. Tiếng chửi của bà Nữ (Lê Giang), Ngọc Như (Khả Như) và Nhuận (Trấn Thành), thậm chí là cô gái trẻ Nhi (Uyển Ân) cứ văng vẳng trong đầu khán giả, từ đầu đến hết tác phẩm.

Hết chửi con gái, bà Nữ chửi con rể, rồi chửi cả khách hàng. Những từ chửi thề kiểu “mẹ mày”, “thằng chó” hay "mày biết mẹ gì mà nói", "đĩ mẹ"... liên tục được văng ra từ miệng nữ chính và các nhân vật. Rất nhiều tình huống trong đó là không cần thiết, do đó, tạo cho người xem cảm giác khó chịu.

Ở phân cảnh bà Nữ đang bán bánh canh, nhân vật Lê Minh Hổ (Lê Dương Bảo Lâm) - một YouTuber đến livestream (phát trực tiếp trên mạng xã hội) quán mình, bà Nữ đã văng tục “như một thói quen”. Bà tay làm bánh canh, miệng chửi anh YouTuber: “Mẹ mày”. Trong khi nhân vật bị chửi lại vui cười nói với khán giả: “Bả vừa chửi mẹ mình”.

"Nhiều người cho rằng đây là tình huống gây cười của phim. Tuy nhiên, việc lấy tiếng chửi thề vô tội vạ để đổi lấy nụ cười bị cho là bất hợp lý. Hơn nữa nó còn góp phần giảm giá trị văn hóa của người Việt, đặc biệt là những người lao động ở Sài Gòn", một ý kiến bày tỏ trên mạng xã hội.


Lấy "thằng chó", "mẹ mày" gắn với người lao động

Ởsản phẩm này, Trấn Thành tiếp tục áp dụng công thức cũ ở Bố già, lấy việc xung đột gia đình để “mồi” cảm xúc. “Đặc sản” trong 2 bộ phim này của anh là những tiếng chửi, thậm chí phong cách chửi thề rất “chợ búa”, thô lỗ, không giải quyết được vấn đề.

Trong Bố già, các nhân vật cũng liên tục chửi thề, từ “đồ chó”, “mẹ mày”. Nhưng đến Nhà bà Nữ, độ chửi đã tăng lên cả về số lượng lẫn độ nặng nề. Mức khó chịu đối với người xem cũng từ đó mà đi lên.

Từ hai phim, cũng có thể đi đến kết luận rất rõ ràng rằng: chửi là một nét đặc trưng, thậm chí là "bài" và "signature" của Trấn Thành.

Có thể lý giải việc lồng ghép các câu chửi thề vào thoại để tạo cảm giác chân thật, đời hơn cho phim. Tuy nhiên, không phải câu chửi nào cũng mang lại đúng giá trị, mục đích này. Và việc lạm dụng nó làm bộ phim trở nên nặng nề, khó chịu.

Đương nhiên việc viết những câu thoại gần gũi với đời sống sẽ tạo cho phim độ chân thật nên sử dụng một vài từ chửi tục không là vấn đề lớn. Không thể bắt cha mẹ lúc nào cũng ngon ngọt với con hay những người đang chửi nhau phải xưng hô anh - em, cậu - tớ.

Tuy nhiên, lấy tiếng chửi thể để giải quyết cơn nóng giận của gần như tất cả nhân vật là một cách làm quá đà, không cần thiết. Nhà bà Nữ trở thành phim tràn ngập nói và chửi nhau bất chấp. Vợ chửi chồng, chồng chửi vợ, bà chửi cháu, mẹ chửi con gái, mẹ chửi con rể, mẹ chửi người yêu con gái, mẹ chửi khách hàng, quát hàng xóm...

"Chửi thề trên phim không xấu nhưng phim Trấn Thành bị lạm dụng thái quá, bất chấp. Không phải cứ đời là phải chửi bới, phải quát tháo nhau. Xem vào những ngày đầu năm mới, nghe những tiếng chửi bới tràn ngập rất khó chịu, mất cảm xúc và nhức đầu", khán giả Minh Huyền chia sẻ sau khi xem vào suất chiếu mùng 4 Tết. Nữ khán giả cũng cho biết rạp cô xem đã có những người bỏ về vì phim ồn ào, chửi bới nặng nề.


Ồn ã, chửi bới, không nên quảng bá là "phim Tết gia đình"

Sau những phim Việt thất bại doanh thu, việc khán giả đón nhận, mua vé phim Việt vào dịp Tết là điều rất đáng mừng. Sự thành công của Nhà bà Nữ là tín hiệu sáng của phim Việt, cho thấy khán giả không quay lưng với phim Việt. Ngoài ra, phim cũng cho thấy Trấn Thành đang ngày càng có ảnh hưởng đến thị trường phim.

Tuy nhiên cách làm phim của Trấn Thành vẫn là vấn đề đáng bàn, nhất là việc đảm bảo ngôn ngữ điện ảnh. Ngôn ngữ điện ảnh cần nhiều hơn những góc quay, hình ảnh, chi tiết và diễn xuất. Từ Bố già đến Nhà bà Nữ, Trấn Thành vẫn chuộng cách nói huỵch toẹt, tạo những câu chửi xu hướng và thoại quá nhiều.




"Thằng chó", "mẹ mày" và việc chửi thề vô tội vạ ở phim của Trấn Thành
 - Ảnh 2.

Phim lần này của Trấn Thành gây phản cảm vì chửi thề quá nhiều, làm người xem khó chịu.

Phim do đó trở nên ồn ã. Trên mạng xã hội, một số ý kiến cho rằng nếu bộ phim làm về đề tài giang hồ, phác họa thế giới ngầm, các nhân vật chửi thề nhiều có thể chấp nhận.

Nhưng Nhà bà Nữ lấy đề tài về gia đình, gắn mác phim tình cảm, “chữa lành” lại toàn nghe tiếng chửi dễ khiến người xem bội thực và bực bội.

"Phim có những điểm cộng trong bối cảnh hiện nay nhưng điểm trừ là nói, chửi quá nhiều. Phim đáng nhận mức điểm dưới trung bình vì nói chửi. Ngoài ra, diễn xuất phim cũng là vấn đề. Tôi thấy Lê Giang đóng vai này không hợp, cái chửi của bà Nữ (Lê Giang) không ra cái chửi của người mẹ, chỉ thấy sự đanh đá, cay nghiệt, sắc mặt độc ác. Uyển Ân diễn xuất cũng rất hạn chế nhưng lại được tạo quá nhiều đất diễn. Thoại phim nhiều câu rất chán, và lời dẫn chuyện của Uyển Ân cũng rất khô, gượng. Khán giả đang rất ủng hộ Trấn Thành nhưng Trấn Thành cũng phải biết lắng nghe để khắc phục hạn chế và sự lạm dụng của mình", khán giả Minh Hoài nêu quan điểm.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bánh xèo khổng lồ tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Bánh xèo khổng lồ tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2024 đã diễn ra hoạt động đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có đường kính kỷ lục 3m. Chiếc bánh do 15 nghệ nhân tham gia thực hiện, theo công thức truyền thống.

Bến Tre và Saigontourist ký kết hợp tác, thúc đẩy phát triển du lịch

Bến Tre và Saigontourist ký kết hợp tác, thúc đẩy phát triển du lịch

Ngày 16/4, tại Bến Tre, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) và UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác thúc đẩy phát triển du lịch Bến Tre giai đoạn 2024 - 2029.

Đến Hà Nội đừng bỏ lỡ cốc cà phê trứng

Đến Hà Nội đừng bỏ lỡ cốc cà phê trứng

Một cốc cà phê vào buổi sáng là thói quen của CEO Apple Tim Cook. Khi đến Hà Nội, ông đã tranh thủ thưởng thức món cà phê trứng độc đáo. Vậy cà phê trứng độc đáo thế nào?

Hé lộ vở đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại” tại Lễ hội Sông nước TP.HCM 2024

Hé lộ vở đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại” tại Lễ hội Sông nước TP.HCM 2024

Lễ hội Sông nước TP.HCM 2024 kéo dài đến 10 ngày, từ 31/5 đến 9/6. Điểm nhấn của lễ hội Sông nước TP.HCM 2024 là vở đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại” trên sông Sài Gòn.

Hơn 50.000 quyển sách phục vụ bạn đọc trong Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Hơn 50.000 quyển sách phục vụ bạn đọc trong Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam có sự tham gia của 31 đơn vị cùng 42 gian hàng, mang đến gần 50.000 quyển sách với hơn 300 hoạt động diễn ra từ 15/5 - 1/5.

Các tỷ phú ăn gì, chơi đâu khi đến Việt Nam

Các tỷ phú ăn gì, chơi đâu khi đến Việt Nam

Tim Cook khá thích thú với món cà phê trứng ở Hà Nội. Bill Gates trải nghiệm buổi thiền trà đặc biệt trên đỉnh Bàn Cờ, Đà Nẵng.