Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang đối mặt nhiều thách thức: chi phí đầu vào lớn trong khi lợi nhuận thu được từ sản phẩm hữu cơ chưa tương xứng; chuyển từ tập quán canh tác thâm canh sử dụng nhiều phân thuốc sang sản xuất hữu cơ cần có thời gian; chưa gây dựng được niềm tin từ người tiêu dùng…
Theo TS Phạm Kim Sơn, Khoa Nông nghiệp, Trường Ðại học Cần Thơ, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp những năm qua làm đất đai bị bạc màu, sâu bệnh hại phát triển tính kháng thuốc mạnh, ô nhiễm môi trường, mất đa dạng sinh học, dư lượng thuốc hóa học trong nông sản vượt mức cho phép… Trong khi đó, nhu cầu sử dụng sản phẩm nông sản sạch, an toàn ngày càng cao cả thị trường trong và ngoài nước. Do đó, Việt Nam bắt đầu chuyển dần sang xu hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, thân thiện với môi trường. Các quy trình, kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ cũng được phát triển, nhân rộng nhằm giúp người sản xuất, trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã hiểu rõ hơn và áp dụng vào thực tế sản xuất.
Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có 46/63 tỉnh, thành đang thực hiện và có phong trào sản xuất hữu cơ, với 17.168 nông dân tham gia; đồng thời có 97 doanh nghiệp sản xuất hữu cơ, 60 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản hữu cơ đến 180 thị trường quốc tế, với kim ngạch 335 triệu USD/năm. Thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang rộng mở cả trong và ngoài nước. Song, theo ông Nguyễn Hoàng Cung, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản sạch Ðại Thuận Thiên, do diện tích đất nông nghiệp ở nước ta nhỏ lẻ, manh mún nên khó phát triển được vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn, chất lượng đồng đều cung ứng đều đặn cho khách hàng. Mặt khác, giá bán nông sản vẫn chưa tương xứng nên người làm nông nghiệp hữu có khó thu hồi vốn để tái sản xuất và duy trì các chứng nhận.
Ðồng quan điểm trên, ông Lê Quốc Việt, Hội Nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, nhấn mạnh: “Hiện nay, người tiêu dùng muốn bỏ ra tiền ít để mua được sản phẩm chất lượng cao; còn người sản xuất lại muốn đầu tư chi phí thấp lại được lợi nhuận cao. Như vậy, cung và cầu sản phẩm nông sản hữu cơ chưa gặp nhau”. Mặt khác, theo ông Lê Quốc Việt, các chính sách vĩ mô về nông nghiệp hữu cơ khá đầy đủ, toàn diện nhưng khi triển khai vào thực tiễn đến cấp độ huyện, xã bắt đầu lúng túng trong khâu tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện. Do đó, hầu hết nông dân, doanh nghiệp hiện nay phải tự tìm tòi, nghiên cứu để sản xuất và phát triển sản phẩm của mình.
Đồng bộ nhiều giải pháp
Nhiều ý kiến cho rằng, phát triển nông nghiệp hữu cơ ở nước ta cần phải thay đổi cả cách nghĩ lẫn cách làm mới có thể mở rộng diện tích nhanh chóng và hướng đến sự bền vững. Ðồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao tạo điều kiện, môi trường tối ưu cho canh tác hữu cơ từ đó giảm áp lực sâu bệnh, hạn chế sử dụng phân thuốc mà vẫn đảm bảo chất lượng nông sản. Ông Trần Thế Như Hiệp, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ NHONHO, đề xuất: Bên cạnh mục tiêu “tăng năng suất đảm bảo an ninh lương thực”, ngành Nông nghiệp cần ưu tiên quy hoạch diện tích đất sản xuất nông sản chủ lực theo tiêu chuẩn hữu cơ; mỗi địa phương cần phải xây dựng Ðề án nông nghiệp hữu cơ riêng để làm định hướng phát triển. Song song đó, đào tạo, hướng dẫn để cán bộ quản lý và người dân hiểu rõ nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn, quy chuẩn ra sao và áp dụng vào sản xuất như thế nào...
Theo ông Lê Quốc Việt, quá trình chuyển từ sản xuất truyền thống qua sản xuất hữu cơ cần phải trải qua thời gian dài. Người làm nông nghiệp hữu cơ đối mặt với tình trạng giảm năng suất, sản lượng nông sản trong khi phải tốn thêm các chi phí khác đề để đầu tư cho phương thức sản xuất mới. Do đó, khâu truyền thông để người tiêu dùng hiểu rõ vấn đề này và đi đến thống nhất chung trong sản xuất, tiêu dùng nông sản hữu cơ là rất cần thiết. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi mạnh mẽ hơn nữa (đất đai, tín dụng, thuế...) để thu hút ngày càng nhiều người tham gia phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ.
Về đầu ra cho nông sản hữu cơ, một số ý kiến cho rằng, doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã cần phối hợp các sở ngành hữu quan để quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, giúp gia tăng giá trị của sản phẩm hữu cơ trên thị trường nội địa và xuất khẩu. “Cần tìm ra các “cánh chim đầu đàn” là các doanh nghiệp tâm huyết, có tiềm lực để họ tập hợp nông dân, xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất hữu cơ. Song song đó, vai trò của chính quyền địa phương phải phát huy hơn nữa trong kết nối, hỗ trợ và định hướng nông dân, doanh nghiệp để tạo nên chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản hữu cơ thông suốt, bền vững” - ông Nguyễn Hoàng Cung nói.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?