Thứ tư, 24/04/2024

Thay đổi tư duy, đưa nông sản Việt ra thế giới

14/01/2023 1:00 PM (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua đã tăng tốc và bứt phá tìm kiếm các thị trường mới. Không chỉ xuất dưới dạng thô, họ đã đi theo hướng chế biến sâu, đưa các loại nông sản đặc trưng như dừa tươi, cà phê, khoai môn, thanh long… Việt Nam ra thế giới.

Những ngày giáp Tết, nhiều doanh nghiệp Việt hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn miệt mài xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, thậm chí, tìm kiếm thị trường mới, thương thảo với đối tác để xuất khẩu ngay trong giai đoạn sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đưa nước dừa, cà phê nông sản "xuất ngoại"

Ông Nguyễn Ngọc Luận - Giám đốc Công ty TNHH Liên kết Thương mại Toàn cầu, tích cực giới thiệu sản phẩm cà phê nông sản (cà phê vị dừa, cà phê vị khoai môn, cà phê vị nhàu…) tại các triển lãm, hội chợ xuân đang diễn ra ở TP.HCM và Hà Nội. Cà phê nông sản là dòng sản phẩm chính của doanh nghiệp này hiện nay.

Thay đổi tư duy, đưa nông sản Việt ra thế giới - Ảnh 1.

Cà phê nông sản ngoài bán trong nước, đã xuất khẩu chính ngạch sang hơn 10 thị trường quốc tế. Ảnh: H.Phúc

Ông Luận cho biết sau một thời gian miệt mài và không bỏ cuộc, có mặt ở hầu hết khắp hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, đến nay, cà phê nông sản mang thương hiệu Meet More đã chính thức xuất khẩu chính ngạch sang được hơn 10 nước trên thế giới.

“Đơn hàng sau Tết thời điểm này khá khả quan, khách hàng đã đặt trước. Qua Tết Nguyên đán, chúng tôi có đơn hàng đầu tiên của năm 2023 đi Mỹ và vài ngày sau nữa là đơn hàng đi châu Âu. Mục tiêu chính năm 2023 của chúng tôi là phải lấy được toàn bộ thị trường châu Âu”, ông Luận kỳ vọng.

Tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2022 do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 13/1, sản phẩm nước dừa Vico Fresh của Công ty CP Chế biến Dừa Á Châu (ACP) nhận được nhiều sự quan tâm của quan khách.

Đại diện doanh nghiệp cho biết sản phẩm nước dừa Vico Fresh hiện nay đã tiếp cận nhiều thị trường như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và châu Úc. "Tỷ lệ tiêu thụ tại thị trường Mỹ và châu Âu ghi nhận tín hiệu gia tăng do phù hợp xu hướng tiêu dùng clean-based từ thực vật", vị này nói thêm.

Thay đổi tư duy, đưa nông sản Việt ra thế giới - Ảnh 3.

Nước dừa Vico Fresh phát triển từ xứ dừa Bến Tre đã xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới. Ảnh: H.Tú

Có trụ sở và nhà máy tại “xứ dừa” Bến Tre, Công ty CP Chế biến dừa Á Châu đang khai thác nhiều tiềm năng của cây dừa địa phương, đầu tư và ứng dụng quy trình sản xuất theo hướng công nghệ cao, cho ra nhiều sản phẩm đặc trưng như nước dừa tươi đóng chai, nước cốt dừa, bột sữa dừa, dầu dừa, cơm dừa sấy khô. Nhờ đầu tư theo hướng chế biến sâu, tiếp cận thị trường quốc tế, doanh nghiệp này đã mở ra nhiều cơ hội gia tăng giá trị cho nông sản Việt.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp về gạo, cà phê, bún miến, trái cây tươi đã tăng tốc và bứt phá tìm kiếm các thị trường mới. Cùng với việc hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, kết quả của hoạt động xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp cũng hết sức khả quan. 

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục mới, đạt hơn 53 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021. Việt Nam hiện có 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD gồm gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,92 tỷ USD, tôm 4,33 tỷ USD, cà phê 3,94 tỷ USD, gạo 3,49 tỷ USD, cao su 3,31 tỷ USD, rau quả 3,34 tỷ USD và hạt điều 3,07 tỷ USD. Một số mặt hàng chủ lực có vị thế tại thị trường lớn, đáp ứng yêu cầu cao về truy xuất nguồn gốc tại các thị trường khó tính.

Thay đổi tư duy làm nông nghiệp

Tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2022, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng các năm 2022, ngoài các con số kỷ lục mà ngành nông nghiệp đạt được, là những mô hình mới, hiệu quả, thông tin đáng phấn khởi, gắn với người sản xuất, người nông dân, khi tiết giảm được chi phí sản xuất, cải thiện thu nhập, nhờ ứng dụng kỹ thuật, chuyển đổi số, phát triển kinh tế nông thôn. 

Những tin vui đó thể hiện ở nỗ lực đa dạng hoá thị trường, nâng cao chất lượng, tạo dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp và tinh thần năng động, vượt khó của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.

Thay đổi tư duy, đưa nông sản Việt ra thế giới - Ảnh 4.

Nhiều loại nông sản Việt Nam năm 2022 đã được xuất khẩu chính ngạch vào nhiều thị trường. Ảnh: Phúc Minh

Nhấn mạnh ngành nông nghiệp đang nắm giữ nguồn tài nguyên, nguồn lực rất lớn của đất nước, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, nông dân cần đẩy mạnh đổi mới tư duy và mô hình tăng trưởng nông nghiệp đóng góp tích cực, hiệu quả hơn vào thành tựu, kết quả chung.

Trước thực trạng tốc độ tăng trưởng đang có dấu hiệu chậm lại, quy mô, sản lượng nhiều ngành hàng dần chạm ngưỡng, lãnh đạo ngành nông nghiệp cho rằng cần phải tìm kiếm cơ hội mới, không gian phát triển mới. Thời gian qua, nhiều địa phương mạnh dạn áp dụng mô hình đa canh, xen canh, luân canh, đa tầng, đa tán, đa giá trị, hướng tới nền nông nghiệp xanh, sinh thái, bền vững. Đây là các hướng đi gợi mở, tiềm năng của ngành nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ngành nông nghiệp đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phù hợp, ngang tầm yêu cầu phát triển, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, gắn phát triển nông nghiệp với văn hóa và du lịch, đa dạng sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu…

Mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD trong năm 2023 của ngành nông nghiêp

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho ngành nông nghiệp năm 2023 đạt được mục tiêu tăng trưởng 3,5%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 55 tỷ USD.

Năm 2023, đứng trước nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp khẳng định một mặt mở rộng thị trường trong nước, mặt khác không ngừng tìm kiếm các thị trường mới, đối tác mới để đưa nông sản Việt ra khắp năm châu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Chỉ có hai trong tổng cộng 11 thành viên được trúng thầu hôm nay (23/4) với tổng khối lượng 34 lô (3.400 lượng vàng). Như vậy, còn dư lại 13.400 lượng vàng miếng SJC.

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Trước khi bước vào phiên đấu thầu chính thức lúc 9h sáng nay (23/4), giá niêm yết của vàng bất ngờ lao dốc.

Vì sao đấu thầu vàng SJC hôm nay bị hoãn?

Vì sao đấu thầu vàng SJC hôm nay bị hoãn?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải hoãn đợt đấu thầu vàng miếng SJC hôm nay 22/4 do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu. Dự kiến sẽ tổ chức lại vào ngày mai.

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

10 giờ sáng nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành đấu thầu vàng miếng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (TP Hà Nội). Đây là phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Thị trường vàng trong nước trong trạng thái ổn định hiếm thấy hôm nay 21/4. Các chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ giảm nhưng không đáng kể.