Thứ sáu, 19/04/2024

Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt?

26/07/2022 5:45 PM (GMT+7)

Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hải quan đã chia sẻ những khó khăn, giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt, giúp các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong thời gian tới.

Xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2022, trong đó ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt. Kết quả xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt gần 28 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn.

Tại tọa đàm "Nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản" diễn ra tại TP.HCM ngày 26/7, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hải quan đã chia sẻ về những khó khăn, giải pháp để doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu thời gian tới.

Mạnh dạn đầu tư cơ sở chế biến

Ông Đinh Viết Tú - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chế biến và Phát triển nông sản vùng I (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cho biết nửa đầu năm 2022, ngành nông nghiệp ghi nhận 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, gồm cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất.

Ngoài ra, năm 2020-2021, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các thị trường khó tính như Mỹ và EU đều tăng 20%. Đây là cơ hội để nông, lâm, thủy sản mở rộng phát triển thị trường.

Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt? - Ảnh 1.

Sầu riêng Việt Nam đã được cấp visa để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Ảnh: Hồng Phúc

Tuy nhiên, theo ông Tú, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam vẫn gặp khó về logistic, yêu cầu quy định của nước sở tại, dịch Covid-19, xung đột địa chính trị, yêu cầu xu thế người tiêu dùng toàn cầu, chất lượng đầu vào sản phẩm, số lượng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Doanh nghiệp cần có kế hoạch chiến lược, tham gia chuỗi giá trị ở khâu phát triển sản phẩm. Doanh nghiệp hướng nông dân sản xuất theo quy trình, liên doanh liên kết sản xuất và tham gia chuỗi nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Gần đây, nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cơ sở chế biến, có khoảng 7.500 doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến có quy mô gắn với xuất khẩu.

Tuy nhiên, lượng hàng nông sản Việt Nam như vậy thì chưa đáp ứng được nhu cầu nên vào mùa vụ lại xảy ra ứ đọng. Doanh nghiệp nên đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản nhất là thời điểm chính vụ.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải chú ý truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, phát triển thương hiệu, coi trọng chất lượng hơn là số lượng.

Tránh tập trung một thị trường, tận dụng FTA thế hệ mới

Bà Bùi Hoàng Yến - Tổ Phó Tổ Công tác miền Nam Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), nhận định tình hình xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại do chính sách zero Covid-19 và quy định về xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc thay đổi rất lớn từ năm 2022.

Về phía doanh nghiệp, cần tính toán cho tiêu thụ nội địa hoặc các thị trường khác khi vào cao điểm mùa thu hoạch nông sản, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, để giảm tình trạng phụ thuộc vào một thị trường, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khi thông quan nông sản gặp khó khăn.

Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt? - Ảnh 3.

Tọa đàm "Nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản" diễn ra tại TP.HCM ngày 26/7. Ảnh: H.P

Trung Quốc đang siết hơn trong việc nhập khẩu nông sản. Các doanh nghiệp không nên chỉ nhắm tới Trung Quốc mà phải mở rộng thêm nhiều thị trường khác. Thực tế, không chỉ Trung Quốc mà nhiều thị trường khác trong tương lai sẽ dần khó tính hơn.

Theo bà Yến, điều mà các doanh nghiệp cần làm ngay là tập trung giải quyết các vấn đề nổi cộm: Chất lượng và an toàn thực phẩm đối với hàng nông, thủy sản, đặc biệt là vấn đề truy xuất nguồn gốc và chứng nhận chất lượng. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ đàm phán mở rộng danh sách các mặt hàng được xuất khẩu chính ngạch; tiếp tục đẩy nhanh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng xây dựng các vùng chuyên canh tập trung, có quy mô, chất lượng đồng đều và đạt chuẩn phục vụ xuất khẩu.

Việc đàm phán và ký kết thành công nhiều FTA thế hệ mới với các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội về tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa thị trường xuất - nhập khẩu trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định EVFTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và cam kết của EU, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này đối với những mặt hàng ta đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu.

Nắm bắt tình hình, giảm ùn tắc tại cửa khẩu

Ông Đào Xuân Tám - Phó Cục trưởng Cục Giám sát Quản lý Tổng cục Hải quan, cho biết tình hình ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc thời gian qua rất nghiêm trọng, có những thời điểm 6.000 - 7.000 xe ùn ứ mỗi ngày.

Hiện tình hình dịch bệnh vẫn có thể diễn biến phức tạp do xuất hiện biến chủng mới, nhiều nước trên thế giới còn áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch nên hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng.

Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt? - Ảnh 4.

Các doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu cần nghiên cứu, nắm tình hình diễn biến dịch bệnh và chính sách kiểm soát phòng chống dịch của Việt Nam cũng như các nước có liên quan. Ảnh: Nguyên Vỹ

Theo ông Tám, các doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với mặt hàng nông, thủy sản cần nghiên cứu, nắm tình hình diễn biến dịch bệnh và chính sách kiểm soát phòng chống dịch của Việt Nam cũng như các nước có liên quan kịp thời.

Doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động thương mại theo thông lệ quốc tế, các nội dung thỏa thuận tại các hợp đồng thương mại quốc tế nên được đàm phán chặt chẽ và có những điều khoản dành riêng cho trường hợp ảnh hưởng do dịch bệnh, thiên tai.

Đồng thời, doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng nông sản theo hướng đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, đa dạng hóa đối tượng khách hàng và thị trường xuất khẩu nông sản để tránh phụ thuộc vào các đối tượng khách hàng, thị trường truyền thống. Hoàn thành thủ tục hải quan sớm để khi hàng hóa đưa ra cửa khẩu không phải chờ đợi, bảo quản chờ xuất khẩu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Google, Tesla sa thải hàng loạt nhân viên

Google, Tesla sa thải hàng loạt nhân viên

Google đang tiếp tục sa thải số lượng lớn nhân viên nhằm cắt giảm chi phí. Hãng xe điện Tesla của Elon Musk cũng phải cắt giảm nhân sự toàn cầu vì triển vọng tăng trưởng sụt giảm.

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu ở châu Á tăng hơn 3% hôm nay 19/4 sau khi có tin Israel mới không kích một căn cứ quân sự của Iran để trả đũa. Vụ đáp trả của Israel có thể đẩy Trung Đông lún sâu hơn vào xung đột.

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Giá thuê đất công nghiệp được trong ba năm tới được dự báo tăng liên tục ở cả phía Nam và phía Bắc nhờ triển vọng tốt trong phân khúc này vì Việt Nam tiếp tục là địa chỉ đầu tư của các công ty đa quốc gia.

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Bánh xèo khổng lồ tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Bánh xèo khổng lồ tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2024 đã diễn ra hoạt động đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có đường kính kỷ lục 3m. Chiếc bánh do 15 nghệ nhân tham gia thực hiện, theo công thức truyền thống.

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trở lại trong tháng 3/2024 nâng sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 944.930 tấn, trị giá 430,44 triệu USD. Đặc biệt, Việt Nam vượt Thái Lan trở thành thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc.