Thứ sáu, 22/11/2024

Khách quốc tế khiêm tốn, du lịch Việt Nam khó phát triển toàn diện

25/07/2022 6:02 PM (GMT+7)

Mục tiêu đón 5 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2022 nhưng 6 tháng đầu năm chỉ đạt 602.000 lượt người. Trong khi đó, nguồn thu của ngành du lịch chủ yếu đến từ khách quốc tế.

Khách quốc tế đến Việt Nam còn khiêm tốn

Ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết du lịch nội địa đang phục hồi rất tốt, phục hồi rất mạnh mẽ và thấy rõ nhất là dịp cao điểm hè này. Với đà tăng trưởng tốt hiện nay, theo ông, có thể đến tháng 10, tháng 11, du lịch nội địa sẽ vượt mức cao nhất của giai đoạn 2018 - 2019.

Dù vậy, ông Bình cho rằng băn khoăn lớn nhất mà ngành du lịch và các doanh nghiệp trong ngành đang đối mặt là thị trường du lịch quốc tế, gồm hai mảng inbound (đưa khách quốc tế đến Việt Nam) và outbound (đưa khách Việt đi du lịch quốc tế) vẫn chưa khả quan.

Khách quốc tế khiêm tốn, du lịch Việt Nam khó phát triển toàn diện - Ảnh 1.

6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam chỉ mới đón 602.000 lượt khách quốc tế, trong khi mục tiêu cả năm là 5 triệu lượt khách. Ảnh: Phúc Minh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 6 ước đạt 236.700 lượt người. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 602.000 lượt người, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 93% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Thống kê cũng cho thấy khách châu Á đến Việt Nam vẫn chiếm áp đảo với 392.100 lượt người, khách châu Âu đạt 96.400 lượt người, khách đến từ châu Mỹ đạt hơn 81.000 lượt người, khách châu Úc hơn 30.000 lượt người…

Với mục tiêu đón 5 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm nay, ông Bình cho biết kết quả nửa đầu năm còn rất khiêm tốn. "Du lịch nội địa chỉ chiếm khoảng 30% doanh thu nên phải tập trung phát triển du lịch quốc tế", Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhấn mạnh.

Không chỉ vậy, ông cũng cho biết thêm các doanh nghiệp du lịch đưa khách ra nước ngoài chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Đồng tình nhận định này, bà Nguyễn Thị Khánh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM, cho biết thời gian qua, du lịch nội địa sôi động nhưng mảng inbound vẫn chưa được như kỳ vọng.

Theo bà, để phát triển toàn diện ngành du lịch Việt Nam, cần phát triển đồng bộ du lịch nội địa, mảng inbound và outbound. Có như vậy, ngành du lịch mới sớm trở lại giai đoạn hoàng kim như trước dịch, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.

Liên kết để đón khách quốc tế

Ông Lại Minh Duy - Tổng Giám đốc TST Tourist, cho biết thực tế du khách nhiều nước đang rất quan tâm du lịch Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần chuẩn bị chu đáo từ bên trong, đẩy mạnh quảng bá ra bên ngoài. Nhiều nước trong khu vực đang hút khách quốc tế rất tốt.

Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn nhìn nhận, ngành du lịch đang gặp khó về nhân lực, nhất là nhân lực các khách sạn đã "chảy" sang các lĩnh vực khác trong hai năm Covid-19.

Khách quốc tế khiêm tốn, du lịch Việt Nam khó phát triển toàn diện - Ảnh 3.

Sự kiện Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam với mục tiêu quan trọng nhất là tăng trưởng du lịch quốc tế, phục hồi toàn diện du lịch Việt Nam. Ảnh: Phúc Minh

Bà Nguyễn Thị Khánh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM, cho biết hiệp hội sẽ tổ chức chuỗi sự kiện Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam vào hai ngày 8-9/8 tới với mục tiêu quan trọng nhất là tăng trưởng du lịch quốc tế, phục hồi toàn diện du lịch Việt Nam.

Sự kiện sẽ có sự tham gia của các hiệp hội du lịch các tỉnh thành, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, hàng không, điểm đến trên cả nước và đại diện từ các nước để tìm kiếm các giải pháp phục hồi thị trường du lịch quốc tế, kết nối tạo chuỗi sản phẩm chất lượng cao thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.

Tại sự kiện này sẽ có Diễn đàn Lữ hành toàn quốc, bàn các giải pháp phục hồi và phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam, hội thảo về đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế cho các khách sạn cao cấp trong giai đoạn mới.

Ông Vũ Thế Bình đánh giá liên kết trong phát triển hiện nay là xu thế, gồm liên kết giữa các địa phương, cơ quan quản lý và việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành du lịch rất quan trọng. Các doanh nghiệp sẽ cùng nhau có ý tưởng, giải pháp để nâng chất, thu hút khách quốc tế.

Ông Bình cho rằng hiện các tỉnh thành đang đón nhận rất đông khách du lịch nội địa, trong giai đoạn phục hồi thì sẽ lao vào theo làn sóng này nhưng cần nhìn về tương lai, để phục hồi hoàn toàn ngành du lịch Việt Nam với đầy đủ các mảng nội địa, inbound và outbound.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Chính Bitcoin mới là giới hạn của Bitcoin?

Chính Bitcoin mới là giới hạn của Bitcoin?

Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.