Theo nhận định của ông Bùi Văn Dũng – Phó Chủ tịch Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam, hiện nay một số du khách quốc tế, nhất là từ Nhật Bản và châu Âu, e ngại rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng, cùng các nguy cơ lộ thông tin cá nhân khi đi du lịch tại Việt Nam. Vì vậy rất cần một giải pháp thanh toán giúp du khách yên tâm trải nghiệm, sử dụng dịch vụ.
Ông Hoàng Quốc Hòa - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) cho biết hiện nay Thẻ Du lịch quốc gia đã được nâng cấp nhiều tính năng để có thể hỗ trợ tốt cho du khách quốc tế: "Từ trước khi đến Việt Nam thì du khách quốc tế đã có thể dễ dàng mở Thẻ Du lịch quốc gia và tra cứu các thông tin, tiện ích qua mô hình thẻ số, vốn kết nối với ứng dụng du lịch quốc gia Vietnam Travel. Nếu cần thẻ vật lý, du khách sẽ nhận ngay khi đến Việt Nam. Nếu đến Việt Nam qua các công ty lữ hành, ngay khi có danh sách đoàn là du khách đã có thể mở thẻ du lịch này".
Hiện nay Thẻ Du lịch quốc gia đã ghi nhận khoảng 2 triệu người dùng. Giải pháp này được kỳ vọng giúp hình thành và thúc đẩy thói quen mới trong du lịch - “thanh toán không dùng tiền mặt”, tiết kiệm thời gian, công sức, tăng trải nghiệm và tiện ích cho người yêu du lịch tại Việt Nam, đồng thời nâng cao nhận thức về “du lịch xanh”, góp phần bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch.
Thẻ Du lịch Quốc gia cũng được tích hợp đồng bộ trên ứng dụng chính thức “Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel”. Đây là ứng dụng dành cho du khách trong và ngoài nước khi du lịch ở Việt Nam, hỗ trợ toàn diện cho du khách với các tiện ích như: tìm kiếm thông tin du lịch, tra cứu doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên, đặt phòng, đặt vé, thanh toán điện tử, quản lý tour du lịch, phản ánh tới cơ quan chức năng…
Với sự hỗ trợ của công nghệ, ngành du lịch Việt Nam hy vọng sẽ tiến xa hơn trong lộ trình chuyển đổi số, giúp nâng cao trải nghiệm du khách, duy trì lượng du khách thường xuyên, thu hút du khách mới, giúp các đơn vị kinh doanh tối ưu chi phí vận hành, tăng hiệu suất và hiệu quả khai thác, góp phần để ngành du lịch đẩy nhanh phục hồi và phát triển bền vững.
VOV
Hàng loạt sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và OCOP được nông dân, doanh nghiệp mang đến Phiên chợ nông sản 2024 tại TP.HCM để giới thiệu với người tiêu dùng, tăng cường xúc tiến thương mại dịp Tết.
Nhiều sàn thương mại điện tử Việt Nam đang chọn bán nông sản online để cạnh tranh
Nhiều doanh nghiệp đang ưu tiên giỏ quà Tết tiết kiệm từ 100.000-200.000 đồng cho Tết Nguyên đán 2025 do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa của TP.HCM năm 2024 đạt 567.982 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023 (cùng kỳ tăng 9,6%).
Từ ngày 18/12/2024 đến Tết Dương lịch 2025, người dân TP.HCM có thể thỏa sức mua hàng hiệu giảm giá lên đến 80%. Chương trình còn được livestream để người dân cả nước mua sắm online.
Không khí bán hàng Tết Nguyên đán tại chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) đã rộn ràng lên vì chỉ hơn 1 tháng nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025.