Thứ năm, 28/03/2024

Thị trường bất động sản chưa thật sự minh bạch, an toàn và bền vững

08/10/2022 9:30 AM (GMT+7)

Trong kiến nghị vừa gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã chỉ ra hàng loạt dấu hiệu cho thấy thị trường bất động sản chưa thật sự minh bạch, an toàn và bền vững…

Tình trạng "lệch pha cung - cầu" trên thị trường bất động sản này càng lớn

Theo HoREA, từ năm 2018 đến nay rất thiếu nguồn cung nhà ở do nguồn cung dự án bị "ách tắc" dẫn đến nguồn cung nhà ở bị sụt giảm liên tục.

Điển hình, tại TP.HCM, trong năm 2017 số lượng nhà ở đưa ra thị trường nhiều nhất với 42.991 căn nhà. Nhưng, năm 2018 số lượng chỉ còn 28.316 căn nhà (bằng 65,8% so với năm 2017); năm 2019 số lượng chỉ còn 23.046 căn nhà bằng  53,6%; năm 2020 số lượng chỉ còn 16.895 căn nhà bằng 39,2%; năm 2021 số lượng chỉ còn 14.443 căn nhà bằng 33,6% so với năm 2017.

Từ đó, gây thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là nhà ở giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu ở thực của đa số người dân trong xã hội.

Thị trường bất động sản chưa thật sự minh bạch, an toàn và bền vững - Ảnh 1.

Trong hơn 2 năm gần đây thì không còn nhà ở vừa túi tiền tại TP.HCM. Ảnh: Quốc Hải

Thêm vào đó, tình trạng "lệch pha" phân khúc thị trường nhà ở. Trong khi nhà ở cao cấp ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ ngày càng lớn và đã xuất hiện một số dự án căn hộ "siêu sang", thì phân khúc nhà ở trung cấp lại ít hơn.

Đặc biệt, loại nhà ở vừa túi tiền thì lại ngày càng giảm, thậm chí trong hơn 2 năm gần đây thì không còn nhà ở vừa túi tiền tại TP.HCM.

Cụ thể, năm 2017 có 10.987 căn nhà cao cấp, năm 2018 có 8.502 căn nhà cao cấp, chiếm 30%; năm 2019 có 15.479 căn nhà cao cấp, chiếm 67,1%; năm 2020 có 7.114 căn nhà cao cấp, chiếm 42,1%; năm 2021 có 10.404 căn nhà cao cấp, chiếm 72%; 06 tháng đầu năm 2022 có 7.577 căn nhà cao cấp, chiếm 80,13%.

Ngược lại, năm 2020 chỉ có 163 căn nhà vừa túi tiền, chiếm 1%; năm 2021 và 06 tháng đầu năm 2022 không còn căn hộ nhà vừa túi tiền (0%) trên thị trường bất động sản TP.HCM.

Về phân khúc nhà ở xã hội, trong giai đoạn 2011-2020, cả nước chỉ phát triển được khoảng 108.800 căn (5,4 triệu m2) chỉ đạt khoảng 41,7% kế hoạch. Riêng TP.HCM trong giai đoạn 2016-2020 đã phát triển được khoảng 15.000 căn nhà ở xã hội (đạt 75% kế hoạch). 

Kết quả này rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn của cán bộ công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, công nhân lao động và người nhập cư.

Một dấu hiệu đáng lo ngại nữa với thị trường BĐS là tình trạng "giá nhà tăng liên tục" đi liền với các đợt "sốt ảo" giá nhà đất.

"Giá nhà tăng liên tục" trong 5 năm qua và xuất hiện nhiều đợt "sốt ảo" giá nhà, giá đất, đồng thời đã xuất hiện loại nhà ở, căn hộ "siêu sang" và hiện nay mặc dù giao dịch nhà đất có dấu hiệu "chững lại", "trầm lắng" nhưng giá nhà đất vẫn còn "neo giữ giá cao", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, nhận định.

Môi trường đầu tư kinh doanh BĐS chưa minh bạch, chưa công bằng, chưa lành mạnh

Nhận định về môi trường đầu tư kinh doanh BĐS hiện nay, HoREA cũng nhấn mạnh rằng môi trường này chưa minh bạch, chưa công bằng, chưa lành mạnh bởi nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, chưa xây dựng được quy trình thủ tục hành chính "chuẩn" về đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại và dự án nhà ở xã hội, dẫn đến mỗi địa phương làm mỗi cách, mà trong đó quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội còn nhiêu khê hơn.

Thứ hai, Nhà nước chưa tạo lập được quỹ đất phục vụ đầu tư để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất trở thành phương thức chủ yếu để lựa chọn nhà đầu tư và các doanh nghiệp bất động sản đều rất mong muốn được tiếp cận quỹ đất đầu tư dự án nhà ở thương mại thông qua đấu giá, đấu thầu. 

"Việc thực hiện phổ biến phương thức đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư còn tạo lập được môi trường đầu tư minh bạch, công bằng, lành mạnh giúp làm tăng năng lực cạnh tranh quốc gia của nước ta", ông Châu nói thêm.

Ngoài ra, Chủ tịch HoREA còn chỉ ra một số quy định pháp luật "bất cập" điển hình ảnh hưởng đến sự phát triển minh bạch, công bằng, lành mạnh và bền vững của thị trường bất động sản.

Theo ông Lê Hoàng Châu, sau 2 lần sửa đổi khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 (Sửa đổi lần 1 tại điểm c Điều 75 Luật Đầu tư 2020; Sửa đổi lần 2 tại Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật, tháng 01/2022), nhưng Điều 23 Luật Nhà ở 2014 vẫn không công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với trường hợp nhà đầu tư "có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở" nên không đồng bộ, không thống nhất với Luật Đất đai 2013 đã cho phép tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (bao gồm "đất nông nghiệp" hoặc "đất phi nông nghiệp không phải là đất ở") để thực hiện dự án đầu tư.

Thị trường bất động sản chưa thật sự minh bạch, an toàn và bền vững - Ảnh 3.

Vẫn còn một số quy định pháp luật "bất cập" điển hình ảnh hưởng đến sự phát triển minh bạch, công bằng, lành mạnh và bền vững của thị trường bất động sản... Ảnh: Quốc Hải

"Điều 23 Luật Nhà ở 2014 có thể đã "làm lợi" cho "nhóm" các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đã được phê duyệt dự án trước ngày 10/12/2015 chiếm lĩnh thị trường bất động sản trong suốt 05 năm (2015-2020) do trong giai đoạn này chỉ có nhà đầu tư có "100% đất ở" (rất hiếm) thì mới được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại", ông Châu dẫn giải. 

Mãi đến khi điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 và Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật 2022 thì mới được bổ sung thêm 01 trường hợp nhà đầu tư có "đất ở và các loại đất khác" được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.

Tuy nhiên, Điều 23 Luật Nhà ở 2014 vẫn không công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với trường hợp nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng "đất khác không phải là đất ở" (chỉ có "100% đất nông nghiệp" hoặc chỉ có "100% đất phi nông nghiệp không phải là đất ở") theo sự cho phép của Luật Đất đai 2013, nên Điều 23 Luật Nhà ở 2014 đã không đồng bộ, không thống nhất với Luật Đất đai 2013.

Một bất cập khác, Luật Đầu tư 2020 thì "thông thoáng", nhưng trong thực thi pháp luật thì nhiều dự án nhà ở thương mại bị "ách tắc" ngay khâu "đầu tiên" là thủ tục "chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư" tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Ngoài ra, Nghị định số 148/2020/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ ngày 08/02/2021) đã quy định cơ chế giải quyết các diện tích "đất công" nằm xen kẽ trong dự án nhà ở thương mại.

Tuy nhiên, cho đến nay sau hơn 01 năm rưỡi thì cơ chế giải quyết này hầu như vẫn còn "nằm trên giấy" do khoảng phân nửa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa ban hành Quyết định quy định tiêu chí diện tích đất công đủ điều kiện tách thành dự án độc lập để đưa ra đấu giá.

"Hiệp hội được biết trong các thành phố trực thuộc Trung ương thì đến nay mới chỉ có thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định về tiêu chí tách thành dự án độc lập", ông Châu chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao?

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Trong khi hành khách ngày càng phải trả chi phí cao hơn để đi máy bay, các hãng hàng không vẫn tiếp tục thua lỗ mà gần nhất là câu chuyện Pacific Airlines

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

Nhờ kiên trì tiêu chí sản phẩm sạch, không dùng nguyên liệu nhân tạo, Dh Foods không những đứng vững tại thị trường gia vị Việt Nam mà còn tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Chuyện tín chỉ carbon và giao dịch carbon đem lại tiền tươi thóc thật là có thật: Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay 21/3 công bố đã chi trả 51,5 triệu USD cho Việt Nam.

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng: Sự thỏa hiệp của Eximbank

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng: Sự thỏa hiệp của Eximbank

Eximbank và ông H.A đã thống nhất phương án giải quyết dứt điểm vụ việc nợ thẻ tín dụng trên tinh thần đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên trong thời gian sớm nhất.