Theo thông báo này, các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài được phép khai thác với tần suất, đường bay giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên cơ sở các thỏa thuận tại Hiệp định hàng không song phương, đa phương đã ký kết.
Cục Hàng không Việt Nam cũng đã gửi thư trực tiếp tới các nhà chức trách hàng không của các quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách thị trường bay thí điểm trong giai đoạn đầu và từ ngày 15/2 là tất cả các thị trường mà các hãng đã khai thác trước Covid-19 để khôi phục các đường bay quốc tế thường lệ chở khách đến Việt Nam.
Hành khách khi nhập cảnh Việt Nam trên các chuyến bay quốc tế thực hiện các quy định hiện hành về nhập cảnh và phòng chống dịch.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đối với tình hình vận chuyển nội địa, giai đoạn Tết Nguyên đán vừa qua, nhu cầu đi lại của người dân đã có bước tăng đột biến, vượt dự báo. Tại một số thời điểm đã có hiện tượng ùn tắc do quá tải, đặc biệt tại Tân Sơn Nhất.
Có thể thấy đây là một tín hiệu đáng mừng của ngành hàng không nói riêng và của cả nước nói chung, chứng tỏ rằng toàn xã hội đã có bước thích ứng linh hoạt theo đúng chủ trương bình thường mới của Chính phủ khi mật độ tiêm vacccine được phủ rộng, ý thức phòng chống dịch của người dân được nâng cao.
Đối với việc thí điểm mở lại các đường bay quốc tế (tháng 1/2022), lượng khách quốc tế đi/đến Việt Nam tăng lên hơn 103.000 khách trong tháng 1; đến hết ngày 14/2 là 153.000 khách. Trước khi mở lại các đường bay quốc tế thường lệ, trung bình khách quốc tế đi/đến Việt Nam khoảng từ 40.000-50.000 khách/tháng.
Để có được kết quả này, các đơn vị trong ngành hàng không từ cơ quan quản lý Nhà nước tới doanh nghiệp, đặc biệt là các hãng hàng không Việt Nam, các cảng hàng không, cơ quan quản lý bay đã có sự chuẩn bị sẵn sàng từ giữa năm 2021 để có thể khai thác trở lại từng bước trong giai đoạn Quý IV/2021, ban đầu là thị trường nội địa và tiếp theo là thị trường quốc tế.
Đối với Trung Quốc, các hãng hàng không vẫn đang thực hiện chở khách chiều từ Trung Quốc vào Việt Nam. Còn chiều từ Việt Nam đi Trung Quốc đang hạn chế do chính sách phòng chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt. Theo thông tin từ Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc, hiện nước này vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với các chuyến bay quốc tế.
Trong nước, các hãng hàng không đang khai thác các chặng bay quốc tế là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines bay đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào, Australia, Đức, Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ.
Ngoài ra, một số hãng hàng không nước ngoài cũng đang khai thác các chuyến bay đến Việt Nam, gồm Japan Airlines, All Nippon Airways (Nhật Bản), Korean Air, Asiana Airlines (Hàn Quốc), China Airlines, Eva Air, Starlux (Đài Loan), China Southern Airlines, Xiamen Airlines (Trung Quốc), Singapore Airlines, Tiger Air, Jetstar Asia (Singapore), Air Asia, Malaysia Airlines (Malaysia), Thai Vietjet, Thai Airways, Thai Smile (Thái Lan), Cambodia Angkor Air (Cam), Cathay Pacific, Hongkong Airlines (Hong Kong), Qatar Airways (Qatar), Emirates (UAE), Turkish Airlines (Thổ Nhĩ Kỳ), Air France (Pháp).
Với việc gỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động vận chuyển hành khách trên các chuyến bay thường lệ và không thường lệ quốc tế, dự kiến lượng khách quốc tế đi/đến Việt Nam sẽ tăng mạnh trong giai đoạn tới và mục tiêu dần khôi phục trở lại như giai đoạn trước dịch Covid-19.
Trước đó, tại kết luận cuộc họp với các Bộ VH-TT&DL, Y tế, Ngoại giao... ngày 16/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đồng ý mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch, bằng cả đường hàng không, đường bộ, đường biển từ 15/3.
Bộ VH-TT&DL được giao chủ trì, phối hợp để thống nhất nội dung, quy định đón khách du lịch quốc tế; hoàn thiện và khẩn trương công bố phương án mở cửa trở lại hoạt động du lịch, có hướng dẫn chi tiết để tổ chức thực hiện.
Về việc cấp thị thực nhập cảnh (visa), trong điều kiện bình thường mới, từ 15/3, sẽ dừng áp dụng các biện pháp giới hạn về cấp visa và thực hiện như trước khi có dịch, bao gồm cấp visa điện tử, miễn visa đơn phương, song phương. Việt Nam trước đây đã miễn visa đơn phương cho 13 nước và song phương cho 88 quốc gia/vùng lãnh thổ.
Điều đặc biệt, du khách quốc tế khi đến Việt Nam không phải đăng ký theo tour, tuyến du lịch, mà chỉ cần đáp ứng đầy đủ các quy định của Bộ Y tế. Mức phí bảo hiểm khách phải đóng, trung bình khoảng 30 USD/người, để được hưởng mức bảo hiểm 10.000 USD nếu phải điều trị Covid-19 tại Việt Nam.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa chốt hai phương án 2% hoặc 5% thuế giá trị gia tăng (VAT) với phân bón để đại biểu Quốc hội biểu quyết chọn một phương án vào chiều nay 26/11.
Ông Lê Hồng Minh được miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc và vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động chung của VNG với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị và đại diện pháp luật.
Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và nguyên chủ tịch HĐQT tại 1 ngân hàng, bị Viện Kiểm sát đề nghị tổng hình phạt 28-29 năm tù về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Từ ngày 1/1/2025, tất cả các ứng dụng ngân hàng không được có chức năng ghi nhớ mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng, theo Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.