Thứ bảy, 27/04/2024

Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Hệ thống khuyến nông phải làm chuyển biến, đổi mới tư duy nông dân

28/07/2022 11:00 AM (GMT+7)

Hệ thống khuyến nông phải góp phần làm chuyển biến, đổi mới tư duy của người nông dân, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh tại Hội nghị Khuyến nông toàn quốc năm 2022.

Ngày 27/7, tại Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) tổ chức Hội nghị Khuyến nông toàn quốc năm 2022. Thứ trưởng NNPTNT Trần Thanh Nam dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tham dự Hội nghị Khuyến nông toàn quốc năm 2022 có gần 500 đại biểu gồm: đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ NNPTNT, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông 63 tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học...

162 dự án Khuyến nông Trung ương sẽ được triển khai năm 2022

Báo cáo tại Hội nghị, ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm KNQG cho biết, năm 2022 Trung tâm KNQG được Bộ NNPTNT giao quản lý 162 dự án Khuyến nông Trung ương. Kết thúc 6 tháng đầu năm, 61 dự án đã được triển khai.

Cụ thể, 246 mô hình khuyến nông với quy mô trên 2.900 ha cây trồng các loại, với 9.674 hộ tham gia. Các dự án đã tổ chức tập huấn trong mô hình cho trên 10.800 lượt người và ngoài mô hình 6.600 lượt người.

Hệ thống Khuyến nông phải làm chuyển biển, đổi mới tư duy của người nông dân - Ảnh 1.

Ngày 27/7, tại Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) tổ chức Hội nghị Khuyến nông toàn quốc năm 2022. Ảnh: Bình Minh

Đơn cử như các dự án khuyến nông lĩnh vực trồng trọt tập trung sản xuất hàng hóa, liên kết tiêu thụ sản phẩm với mục tiêu hạ giá thành, giảm chi phí, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm từ đó tăng thu nhập cho người dân...

Trong đó, điển hình là Dự án xây dựng mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho gia súc. Năng suất sinh khối trung bình trong mô hình đạt trên 50 tấn/ha, hiệu quả kinh tế trung bình đạt >15% so với sản xuất ngô lấy hạt đại trà ngoài mô hình.

Các mô hình này đã liên kết với Công ty TNHH Biomass Nam Anh, Hợp tác xã Sản xuất dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Mỹ Sơn,… tiêu thụ trên 50% sản phẩm cây ngô sinh khối.

Hệ thống Khuyến nông phải làm chuyển biển, đổi mới tư duy của người nông dân - Ảnh 2.

Hội nghị Khuyến nông toàn quốc năm 2022 có gần 500 đại biểu gồm: đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ NNPTNT, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông 63 tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học...Ảnh: Bình Minh

Vụ đông xuân năm 2022, các đơn vị đã thực hiện 6 mô hình trồng lúa hữu cơ trong khuôn khổ Dự án "Xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ". 

Kết quả thu hoạch cho thấy, năng suất lúa tại các mô hình đạt 52 - 62,1 tạ/ha, hiệu quả kinh tế tăng 22-37% so với sản xuất đại trà, đã liên kết tiêu thụ được 240 tấn lúa.

Điểm nhấn của mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ là hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV, không sử dụng thuốc trừ cỏ nên không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, an toàn. Từ đó giảm chi phí cho người nông dân khi giá phân bón và thuốc BVTV đang là vấn đề "nóng" do giá tăng cao.

Cũng tại Hội nghị, ông Hồng cho hay, để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc hình thành và hoạt động của Tổ khuyến nông cộng đồng, Trung tâm KNQG đã xây dựng, trình Bộ NNPTNT phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng.

Theo đó, Đề án triển khai trên 13 tỉnh thuộc Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025.

"Hệ thống khuyến nông phải làm thay đổi tư duy của người nông dân"

Đánh giá về hoạt động của hệ thống khuyến nông hiện nay, Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh cho biết, Trung tâm KNQG đã xây dựng Đề án đổi mới hoạt động khuyến nông một cách toàn diện. 

Đặc biệt, hệ thống khuyến nông phục vụ cho kế hoạch, tầm nhìn chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

"Chúng ta cần đổi mới công tác hoạt động một cách toàn diện hơn. Trong đó, đổi mới cách tiếp cận theo hướng đa giá trị, chuyển đổi tư duy kinh tế nông nghiệp", ông Thanh nói.

Hệ thống Khuyến nông phải làm chuyển biển, đổi mới tư duy của người nông dân - Ảnh 3.

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh cho rằng, hệ thống khuyến nông phải đa dạng hóa các hình thức hoạt động. Ảnh: Bình Minh

Ông Thanh cho rằng, hệ thống khuyến nông phải đa dạng hóa các hình thức hoạt động. Nếu như trước đây khuyến nông chỉ chuyển giao khoa học kỹ thuật thì nay phải chuyển đổi đa dạng hơn từ kinh tế nông nghiệp, các vấn đề xã hội, cộng đồng. Và lực lượng khuyến nông cũng phải thay đổi, "lực lượng khuyến nông không chỉ nằm trong nhà nước mà phải còn nằm trong các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể".

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, tại một số tỉnh hiện nay hệ thống "chân rết" của ngành nông nghiệp bị đứt gãy, trong đó có lực lượng khuyến nông.

"Qua trao đổi, nhiều địa phương nói rằng khi hệ thống chân rết như khuyến nông, thú y có sự thay đổi, sáp nhập, thâm chí đứt gãy dẫn đến công tác quản lý dịch bệnh rất yếu". 

Hệ thống Khuyến nông phải làm chuyển biển, đổi mới tư duy của người nông dân - Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại Hội nghị Khuyến nông toàn quốc, ngày 27/7. Ảnh: Bình Minh

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, ngoài vai trò kết nối, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với người nông dân thì hệ thống khuyến nông còn góp phần rất lớn chuyển biến tư duy của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM.

Để làm được điều này, Thứ trưởng Nam gợi mở nhiều vấn đề để lãnh đạo Trung tâm KNQG, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông 63 tỉnh, thành phố "cùng tư duy, suy nghĩ".

Ông Nam cho hay, phải đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa khuyến nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia vào hoạt động khuyến nông. "Chúng ta không thể trông chờ ngân sách Trung ương".

Tiếp đó, hệ thống khuyến nông phải đẩy mạnh hoạt động tư vấn dịch vụ nông nghiệp, giống, dịch vụ khởi nghiệp nông nghiệp, đầu tư, huy động vốn, đào tạo lao động và bảo hiểm sản xuất...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.