Thực tế cho thấy, những kẻ xấu đã lưu ý đến những chiến thuật thành công từ năm 2021, bao gồm những chiến thuật gây xôn xao dư luận gắn liền với ransomware, các quốc gia, mạng xã hội và sự thay đổi phụ thuộc vào lực lượng lao động làm việc từ xa. Họ dự kiến sẽ chuyển những chiến lược này vào các chiến dịch tấn công trong năm tới và phát triển ngày càng tinh vi, có tiềm năng tàn phá nhiều hơn thế nữa trên toàn cầu.
"Trong năm qua, chúng tôi đã thấy tội phạm mạng trở nên thông minh hơn và nhanh hơn trong việc trang bị lại các chiến thuật của chúng để theo dõi các âm mưu tấn công từ ransomware đến các quốc gia, và điều đó sẽ tiếp tục được nâng cấp tinh vi để tấn công vào năm 2022; Với bối cảnh mối đe dọa mạng đang gia tăng và chịu tác động liên tục của đại dịch toàn cầu, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải nhận thức được các xu hướng an ninh mạng để họ có thể chủ động và hành động kịp thời trong việc bảo vệ thông tin của mình", Raj Samani- giám đốc nhà khoa học tại McAfee cho biết trong một tuyên bố.
Các cuộc tấn công mạng không phải là mới; tần suất của chúng tăng lên khi công nghệ phát triển và thế giới trở nên kỹ thuật số hơn. Tội phạm mạng có thể đánh cắp và xuất bản thông tin cá nhân của bạn hoặc thậm chí khiến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bạn bị đình trệ nếu bị đánh cắp thông tin cần thiết. Facebook, Dominos, Microsoft và một số tập đoàn khác đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng gần đây, và các doanh nghiệp trở nên dễ bị tấn công phá hoại hơn do khởi động xu hướng làm việc từ xa. Thế nên, để phòng thủ trước các cuộc tấn công như vậy, bạn phải bắt kịp xu hướng an ninh mạng đang phát triển.
Với mức độ nghiêm trọng của tội phạm mạng ngày càng tăng, một số công ty nên phát triển các chiến lược để tăng cường bảo mật cho tổ chức của họ, duy trì trải nghiệm của khách hàng và đạt được sự cân bằng giữa bảo mật và tiện lợi. Điều quan trọng là phải giáo dục người tiêu dùng, nhân viên về cách xác định và tránh các cuộc tấn công mạng để bảo vệ hình ảnh của công ty cũng như khách hàng. Bởi hiện tại có nhiều người không quen với các chiến lược được sử dụng để ứng phó, tự bảo vệ trong các cuộc tấn công mạng.
Do đó, việc giáo dục công chúng là rất quan trọng để ngăn chặn những vụ tấn công tinh vi như vậy. Nhiều công ty tiếp thị đào tạo nhân viên của họ bằng cách sử dụng internet, nền tảng bảo mật trực quan. Ngoài ra, nhân viên cũng cần được đào tạo về cách xử lý và chia sẻ thông tin nhạy cảm của công ty.
Bảo mật được kích hoạt bởi trí tuệ nhân tạo (AI)
Công nghệ máy học đã phát triển thành một thực thể chủ động hơn và giúp việc tạo ra các giao thức an ninh mạng mạnh mẽ trở nên dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn bao giờ hết. Trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán và phản ứng lại các cuộc tấn công, vì nó có thể tận dụng một cơ sở dữ liệu mở rộng để tạo ra các mẫu và sử dụng các thuật toán để điều chỉnh chúng.
Máy học cũng giúp các nền tảng bảo mật an ninh mạng phát hiện các rủi ro và tìm hiểu các hành vi của tội phạm mạng để ngăn chặn các cuộc tấn công xảy ra trong tương lai. Nó cũng cắt giảm bới thời gian cho các chuyên gia an ninh mạng thực hiện các công việc hàng ngày của họ.
Các cuộc tấn công lừa đảo có mục tiêu
Các cuộc tấn công lừa đảo hiện đang là vấn đề bảo mật phổ biến nhất trong ngành công nghệ thông tin, với số lượng lớn người phản hồi email lừa đảo khá cao. Mặc dù email lừa đảo và URL độc hại vẫn phổ biến trên internet, nhưng chúng đã trở nên cụ thể hơn, được cá nhân hóa và nhắm mục tiêu theo địa lý trong những năm gần đây.
Theo Báo cáo điều tra vi phạm dữ liệu năm 2020 của Verizon, 32% các vụ vi phạm dữ liệu xảy ra do các nỗ lực tấn công qua email lừa đảo và URL độc hại. Do đó, các chuyên gia bảo mật dự đoán rằng, hình thức lừa đảo có mục tiêu qua email lừa đảo và URL độc hại sẽ trở nên phổ biến trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần lưu ý rằng có hơn 60.000 trang web lừa đảo vào năm 2020 và cứ tám nhân viên thì có một người chia sẻ thông tin trên một trang web lừa đảo (theo khảo sát của Security Boulevard, 2020). Do đó, các tổ chức công ty, doanh nghiệp nên dần triển khai và đầu tư vào các chương trình nâng cao nhận thức an ninh toàn diện.
Thiết bị di động sẽ làm phương tiện tấn công
Nền tảng di động được sử dụng để truy cập phần lớn phần mềm thương mại điện tử và các nền tảng khác. Tội phạm mạng đang nhắm vào người dùng di động, khai thác thiết bị di động làm vật trung gian tấn công. Bởi vì người dùng di động sử dụng thiết bị của họ để liên lạc kinh doanh và cá nhân, mua sắm, đặt phòng khách sạn và ngân hàng, tội phạm mạng coi họ như một mục tiêu dễ dàng. Các thiết bị di động thường được sử dụng như một con mồi ngon để tấn công của tội phạm mạng.
Lỗ hổng của Internet of Things (IoT)
Phần lớn các thiết bị Internet vạn vật (IoT) trên thị trường hiện nay đều có vấn đề về bảo mật. Thông qua các đơn vị máy tính được tích hợp vào các vật phẩm IoT, dữ liệu có thể được truyền và nhận qua internet. Do đó, người dùng dễ bị tấn công DoS và bị chiếm quyền điều khiển thiết bị. Các cuộc xâm nhập vào nhà là một trong những mối nguy đáng báo động nhất liên quan đến Internet of Things. Do đó, các thiết bị IoT cung cấp cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng nên được nâng cấp bảo mật, vá lỗ hổng liên tục.
Các cuộc tấn công mạng vào các dịch vụ tài chính
Các nỗ lực lừa đảo qua mạng cũng ảnh hưởng đến các tác nhân tài chính trên các nền tảng truyền thông xã hội và các đường truyền thông tin liên lạc khác. Các tổ chức tài chính dễ bị tấn công lấy cắp dữ liệu qua các vi-rút và phần nềm độc hại để tống tiền hoặc lấy cắp tài chính. Vì vậy, các hệ thống tài chính dễ bị tấn công mạng hơn là các doanh nghiệp khác.
Nhiều chính phủ đã cam kết xây dựng mạng 5G, 6G
Cuộc cách mạng kỹ thuật số ngày nay phụ thuộc nhiều vào kết nối thiết bị để chia sẻ dữ liệu và tự kiểm soát. Thế nên, cần phải có mạng hiệu suất cao để thực hiện điều này một cách hiệu quả và công nghệ 5G (hoặc có thể là 6G) rất phù hợp cho công việc này. Thật vậy, trước sự phụ thuộc vào viễn thông của một thành phố thông minh, nơi mọi thứ đều được kết nối, một số chính phủ đã tuyên bố mạng 5G là cơ sở hạ tầng quốc gia. An ninh của họ đã trở thành một vấn đề của quốc phòng. Tóm lại, "bảo mật theo thiết kế" là rất quan trọng đối với mạng 5G an toàn, giải quyết các mối lo ngại về bảo mật từ rất sớm.
Năm 2024, từ khóa "căn cước" bỗng hiện diện trong danh sách xu hướng tìm kiếm nổi bật trên Google tại Việt Nam cùng với những từ khóa được tìm kiếm rất nhiều như bão Yagi hay Euro (giải vô địch bóng đá châu Âu).
Chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo đình đám thế giới ChatGPT bị sập vào sáng nay 12/12 trên toàn thế giới. Công ty OpenAI đã xác nhận vụ việc và nhận định đây là sự cố nghiêm trọng.
Theo Bộ Công an, biển số xe ô tô và mô tô từ ngày 1/1/2025 sẽ được áp dụng mẫu mới cùng quy định về cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật, quy cách.
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được áp dụng đến ngày 30/11/2024. Trong tháng, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe tăng 14% so với tháng 10 và tăng 58% so với cùng kỳ năm trước.
Không còn ưu đãi giảm lệ phí trước bạ, lo ngại sức mua giảm khi xe tồn kho còn nhiều, các hãng đưa ra nhiều ưu đãi, hỗ trợ 50% - 100% lệ phí trước bạ cho khách mua xe trong tháng cuối năm.
Tòa phúc thẩm liên bang Mỹ vừa ra phán quyết để duy trì luật cấm TikTok tại Mỹ trong những tháng tới nếu tập đoàn mẹ là ByteDance tại Trung Quốc không thoái vốn tại ứng dụng mạng xã hội có gốc Trung Quốc này.