Thứ sáu, 01/11/2024

Ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc tăng đột biến, xe lắp ráp nội địa lo sốt vó

28/10/2024 2:33 PM (GMT+7)

Tháng 9/2024 đánh dấu hàng loạt hãng xe Trung Quốc ra mắt tại thị trường Việt Nam và lượng xe nhập khẩu tăng đột biến. Điều này tạo nên nỗi lo cho ô tô lắp ráp nội địa.

Xe ô tô Trung Quốc nhập khẩu tăng đột biến

Sự hiện diện của hàng loạt thương hiệu từ thị trường Trung Quốc có thể đã khiến cho lượng ô tô nhập khẩu từ nước này tăng cao đột biến. Theo số liệu mới từ Tổng cục Hải quan, thị trường ô tô Việt Nam đã chứng kiến một bước nhảy vọt đáng kể trong việc nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc trong năm 2024.

Riêng tháng 9, có tới 2.348 chiếc xe nguyên chiếc từ Trung Quốc được đưa về, nâng tổng số lượng nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm lên đến 21.948 xe, trị giá 653,4 triệu USD. Đây là mức tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023, khi chỉ có 7.712 xe với giá trị tương ứng 297 triệu USD.

Xe Trung Quốc nhập khẩu tăng đột biến, nỗi lo cho ô tô lắp ráp nội địa - Ảnh 1.

Xe ô tô Trung Quốc nhập khẩu tăng đột biến

Xu hướng tăng trưởng này phản ánh sự gia nhập ồ ạt của các thương hiệu ô tô Trung Quốc vào Việt Nam, đặc biệt từ khi làn sóng xe Trung Quốc thứ hai bắt đầu mạnh mẽ vào năm 2023. Các hãng xe như SAIC (MG), Wuling, Great Wall Motors (GWM), và gần đây là Chery (với các dòng OMODA và JAECOO) đã có các hoạt động để tiếp cận người tiêu dùng Việt.

Năm 2024 tiếp tục đánh dấu sự hiện diện của những tên tuổi lớn như BYD, Geely (bao gồm Zeekr, Lynk & Co, Volvo), và GAC (cùng AION), trong đó Zeekr - một thương hiệu xe điện cao cấp ra mắt gần đây, minh chứng cho sự mở rộng phân khúc xe thuần điện tại Việt Nam.

Song song với việc nhập khẩu ô tô, linh kiện và phụ tùng ô tô từ Trung Quốc cũng tăng trưởng mạnh. Tháng 9/2024 ghi nhận giá trị nhập khẩu nhóm này lên đến 132,9 triệu USD, nâng tổng kim ngạch 9 tháng lên 932,2 triệu USD, cao hơn nhiều so với mức tương ứng 666,6 triệu USD của cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh sự gia tăng không chỉ trong việc tiêu thụ xe mà còn trong nhu cầu lắp ráp, sửa chữa và bảo dưỡng.

Ngoài các đơn vị phân phối chính hãng, ô tô Trung Quốc cũng được nhập khẩu qua các đại lý tư nhân với các thương hiệu như BAIC, Haima, và Hongqi. Các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào việc nhập khẩu mà còn đang tích cực xây dựng chuỗi cung ứng và hệ thống sản xuất trong nước.

Đáng chú ý là dự án xây dựng nhà máy lắp ráp xe tại Thái Bình của Tasco Auto và Geely với diện tích 30ha, công suất ban đầu 75.000 xe/năm và tổng vốn đầu tư 168 triệu USD. Đây là một bước đi chiến lược để đảm bảo sự phát triển bền vững và gia tăng cạnh tranh cho các thương hiệu xe Trung Quốc tại Việt Nam.

Tuy vậy, các hãng xe Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn như sự hoài nghi về chất lượng và độ bền sản phẩm từ phía người tiêu dùng Việt Nam, cùng với yêu cầu ngày càng cao về dịch vụ hậu mãi và chuỗi cung ứng. Mặc dù vậy, những yếu tố như giá cả cạnh tranh, trang bị nhiều công nghệ tiên tiến được kỳ vọng sẽ giúp ô tô Trung Quốc có thể lấy lòng người Việt.

Do đó để có được những tín hiệu lạc quan tại thị trường Việt Nam, các hãng xe Trung Quốc cần có sự kiên trì, đầu tư vào việc chăm sóc khách hàng, bên cạnh đó việc trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ hiện nay được rất nhiều tệp khách chú trọng ngày một khắt khe hơn.

Nỗi lo cho xe ô tô lắp ráp trong nước

Dù không nhận được nhiều ưu đãi như xe sản xuất và lắp ráp trong nước nhưng xe nhập khẩu nguyên chiếc ở một số thị trường khu vực Việt Nam đã ký các FTA được hưởng ưu đãi thuế quan rất lớn. Chính điều này đang gây sức ép không nhỏ lên xe sản xuất lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó, các mẫu xe nhập khẩu liên tục tung ra những chương trình ưu đãi lớn, giảm giá sâu rất hấp dẫn, đã giúp tăng doanh số hơn nhiều so với xe lắp ráp trong nước.

Xe Trung Quốc nhập khẩu tăng đột biến, nỗi lo cho ô tô lắp ráp nội địa - Ảnh 2.

Nỗi lo cho ô tô lắp ráp nội địa khi ô tô nhập khẩu tăng đột biến

Ở chiều ngược lại, từ đầu năm đến nay, xe lắp ráp cũng được các nhà sản xuất, đại lý liên tục áp dụng các ưu đãi thông qua nhiều hình thức khác nhau nhưng thị trường vẫn trầm lắng vì thông tin Chính phủ đang xem xét áp dụng ưu đãi giảm lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước. Điều này khiến khách hàng có nhu cầu mua xe mang tâm lý chờ đợi để hưởng các ưu đãi kép tốt nhất có thể.

Có thể thấy số liệu bán hàng mới nhất do VAMA và sự tăng trưởng của xe CBU đã đặt ra một vấn đề, liệu xe lắp ráp có đang dần đánh mất vị thế trước xe nhập khẩu hay không? Đặc biệt, trong khi chờ chính sách, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và hệ thống phân phối trong nước vẫn đang loay hoay tìm cách gia tăng doanh số, giảm thua lỗ thì các hãng xe nước ngoài vẫn kiếm được tiền nhờ xuất khẩu ô tô vào Việt Nam.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xấc bấc, thậm chí phải đóng cửa vì quần áo giá rẻ Trung Quốc

Xấc bấc, thậm chí phải đóng cửa vì quần áo giá rẻ Trung Quốc

Các cửa hàng thời trang, chợ truyền thống vắng vẻ vì người tiêu dùng có xu hướng mua hàng Trung Quốc qua các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Các doanh nghiệp may mặc cũng than trời trước làn sóng hàng siêu rẻ này.

Điều 15 Dự thảo sửa đổi Luật thuế GTGT: Thiếu công bằng cho doanh nghiệp

Điều 15 Dự thảo sửa đổi Luật thuế GTGT: Thiếu công bằng cho doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay đang sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, đóng nhiều loại thuế GTGT khác nhau. Vì vậy, nội dung của Khoản 3, Điều 15 trong Dự thảo sửa đổi Luật thuế GTGT là rất bất cập, tạo ra sự không công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề

Những giấy tờ cần để xin cấp giấy chứng nhận theo Luật Đất đai

Những giấy tờ cần để xin cấp giấy chứng nhận theo Luật Đất đai

Theo quyết định mới của UBND TP.HCM, 4 loại giấy tờ khác nhau có thể được sử dụng khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Phát hiện đồng hồ, túi xách, dây nịt … giả thương hiệu trong chợ Bến Thành

Phát hiện đồng hồ, túi xách, dây nịt … giả thương hiệu trong chợ Bến Thành

Tổng cục Quản lý Thị trường (QLTT) vừa phối hợp với Cục QLTT TP.HCM tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành tại Quận 1, TP.HCM và phát hiện nhiều hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ.

Phân Bón Cà Mau trao học bổng 'Thắp sáng ước mơ sinh viên Đại học Cần Thơ'

Phân Bón Cà Mau trao học bổng 'Thắp sáng ước mơ sinh viên Đại học Cần Thơ'

Công ty Cổ phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau (PVCFC, mã HoSE: DCM) phối hợp cùng Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Lễ trao học bổng "Thắp sáng Ước mơ sinh viên Đại học Cần Thơ lần VIII" tại hội trường chính của trường vào ngày 30/10/2024.

Doanh nghiệp cần cơ chế gì để đóng góp vào phát triển bền vững?

Doanh nghiệp cần cơ chế gì để đóng góp vào phát triển bền vững?

Phát triển các cơ chế tài chính xanh và thúc đẩy thị trường carbon sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam và cá nhân tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi xanh nhằm mục tiêu phát triển bền vững.