Chủ tịch UBND TP.HCM vừa có Quyết định 22 ủy quyền cho chủ tịch UBND các quận quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư công nhóm C (có tổng mức đầu tư từ 45 tỉ đến dưới 120 tỉ đồng) trước đây sử dụng nguồn vốn ngân sách quận, đồng thời cấp huyện cũng được làm đề xuất chủ trương đầu tư. Theo các quận, việc ủy quyền sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ dự án, góp phần giảm bớt thủ tục và là một quyết định kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho các quận.
Gỡ “nút thắt” cho các quận, huyện
Ngay khi TP ban hành Quyết định 22, ông Nguyễn Minh Nhựt, Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cho biết việc ủy quyền cho quận quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư công nhóm C sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ dự án.
Ông Nhựt cho biết theo Quyết định 18/2018 của UBND TP, quận quyết định đầu tư các dự án nguồn ngân sách TP nhóm C. Tuy nhiên, sau đó TP ban hành Quyết định 19/2021 thì TP ủy quyền cho các sở, ngành chuyên môn quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm C sử dụng ngân sách TP. Đây cũng là khó khăn khi thực hiện các dự án ở quận.
Theo ông Nhựt, trong quá trình triển khai thực hiện, một số dự án phải điều chỉnh do các nguyên nhân như khó khăn trong công tác bồi thường dẫn đến thời gian thực hiện kéo dài, cần phải điều chỉnh thời gian thực hiện dự án; điều chỉnh giảm ranh thực hiện dự án để phù hợp với thực tế nhưng không làm thay đổi mục tiêu đầu tư.
Tuy nhiên, do thẩm quyền điều chỉnh thuộc các sở, ngành, quận không chủ động để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. “Do đó, quận đã kiến nghị TP xem xét ủy quyền cho chủ tịch UBND các quận được quyết định đầu tư các dự án nguồn sử dụng ngân sách nhóm C như trước đây” - ông Nhựt lý giải thêm.
Còn Chủ tịch UBND quận 5 Trương Minh Kiều cho biết khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị, thẩm quyền quyết định đầu tư được giao về cho các sở, ngành dẫn đến tình trạng các dự án tập trung quá nhiều làm kéo dài thời gian thực hiện dự án.
Vì vậy, khi chủ tịch UBND TP ủy quyền cho chủ tịch UBND các quận quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư công nhóm C sẽ tăng tính chủ động của địa phương, nêu cao tính chịu trách nhiệm và chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các quận.
“Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trực tiếp, xông pha vào làm việc, chỉ đạo và phân công, chủ tịch quận cũng có thể bám sát quá trình thực hiện dự án từ khâu lập hồ sơ đến khâu thẩm định, phê duyệt nhằm đảm bảo tỉ lệ giải ngân cuối năm đạt 95%” - bà Kiều nhận định.
Giải tỏa áp lực cho sở, đẩy tiến độ dự án
Giải thích thêm về Quyết định 22, ông Nguyễn Lê Minh, Trưởng phòng Tài chính kế hoạch quận Phú Nhuận, cho biết Quyết định 22 có hai nội dung rất đáng chú ý. Thứ nhất là quận, huyện cùng các sở chuyên môn làm đề xuất chủ trương đầu tư. Thứ hai là TP ủy quyền cho 16 quận quyết định đầu tư, giải quyết dứt điểm các dự án đầu tư công trước đây từ nguồn vốn của quận.
“Trước đây không ủy quyền thì thẩm quyền quyết định đầu tư dự án nhóm C là của các sở, ngành chuyên môn. Các dự án dù lớn hay nhỏ, từ nâng cấp chỉnh trang hẻm đến đầu tư xây dựng trường học, trụ sở cơ quan đều phải trình về cho các sở chuyên ngành chuyên môn thẩm định, phê duyệt.”
Ông Nguyễn Trần Bình, Chủ tịch UBND quận 11
Theo ông Minh, nội dung thứ nhất được xem là “điểm mở” giúp việc đề xuất chủ trương đầu tư dự án được nhanh hơn. Bởi trước đây tại QĐ 19/2021, chỉ có sở chuyên môn mới có thẩm quyền đề xuất chủ trương đầu tư dự án. Nay Quyết định 22 sẽ có thêm các quận, huyện, TP Thủ Đức được đề xuất chủ trương đầu tư dự án.
“Ví dụ như đầu tư mở rộng hẻm ở quận Phú Nhuận, trước đây Sở GTVT phải làm đề xuất chủ trương đầu tư thì nay quận đề xuất rồi cùng Sở GTVT làm các bước tiếp theo. Như vậy, thay vì Sở GTVT làm đề xuất cho cả 22 quận, huyện, TP Thủ Đức thì nay công việc được san sẻ cho các quận, huyện, chắc chắn tiến độ sẽ được đẩy nhanh” - ông Minh nói.
Theo ông Minh, sắp tới quận Phú Nhuận sẽ làm tờ trình đề xuất chủ trương đầu tư cho ba dự án mở rộng hẻm gồm: 247 Hoàng Hoa Thám, 694 Nguyễn Kiệm, 120/29 Thích Quảng Đức.
Còn về nội dung thứ hai của Quyết định 22, ông Minh cho rằng cần hiểu chính xác là TP chỉ ủy quyền cho chủ tịch quận để thực hiện quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm C (45-120 tỉ đồng). Tuy nhiên, việc ủy quyền này chỉ áp dụng cho các nguồn vốn trước đây từ ngân sách quận và từ nguồn bổ sung có mục tiêu cho quận.
“Nguồn đầu tư từ ngân sách quận có những dự án làm chưa xong. Do đó, TP ủy quyền cho quận giải quyết dứt điểm những dự án đầu tư công trước đây từ nguồn vốn của quận và từ nguồn bổ sung có mục tiêu cho quận. Tức chỉ giải quyết cho những dự án còn tồn đọng và những dự án đã được quận thông qua chủ trương và đang làm hồ sơ triển khai đầu tư nhưng tạm dừng lại khi chuyển thành đơn vị dự toán cấp 1 (khi thực hiện chính quyền đô thị, quận không còn là đơn vị cấp ngân sách mà trở thành đơn vị dự toán)” - ông Minh nói.•
Lãnh đạo địa phương phấn khởi
Ông Đỗ Anh Khang, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, cho rằng việc ủy quyền sẽ tăng cường trách nhiệm của chủ tịch quận, bảo đảm phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp. Đồng thời, việc phân cấp này sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình triển khai thực hiện công trình, dự án nhóm C trên địa bàn TP và góp phần thúc đẩy tỉ lệ giải ngân đầu tư công. Bên cạnh đó còn giúp giảm áp lực giải quyết hồ sơ, công việc cho lãnh đạo, cán bộ công chức cấp TP.
Đồng tình với ý kiến của ông Khang, ông Nguyễn Trần Bình, Chủ tịch UBND quận 11, cho biết quận 11 hiện cũng có dự án đầu tư công dưới 120 tỉ đồng. Trước đây không ủy quyền thì thẩm quyền quyết định đầu tư dự án nhóm C là của các sở, ngành chuyên môn. Các dự án dù lớn hay nhỏ, từ nâng cấp chỉnh trang hẻm đến đầu tư xây dựng trường học, trụ sở cơ quan đều phải trình về cho các sở chuyên ngành chuyên môn thẩm định, phê duyệt.
“Nay TP ủy quyền về cho chủ tịch quận, đồng thời chủ tịch quận được thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của “người quyết định đầu tư” giúp cho quận chủ động trong việc tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án, tránh việc tập trung quá nhiều dự án trình duyệt ở sở, ngành chuyên môn. Qua đó rút ngắn thời gian, sớm hoàn tất thủ tục đầu tư để khởi công dự án, đặc biệt là các dự án phục vụ dân sinh trên địa bàn quận.
Từ ngày 1/1/2025, tất cả các ứng dụng ngân hàng không được có chức năng ghi nhớ mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng, theo Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.