Chủ nhật, 24/11/2024

TP.HCM đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm

16/07/2022 6:00 AM (GMT+7)

Tại hội nghị tổng kết 6 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm do UBND TP.HCM tổ chức ngày 15-7, TP.HCM đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chính thức hóa mô hình thí điểm để thành lập Sở An toàn thực phẩm.

Tại hội nghị, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, cho biết sau 6 năm triển khai thí điểm, với phương châm “xây thực phẩm sạch, chống thực phẩm bẩn”, bước đầu Ban Quản lý an toàn thực phẩm đã hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra. Đơn vị này đã chú trọng đến công tác phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn.

Theo đó, trong 6 năm, đơn vị này đã ký kết với 2.319 chuỗi thực phẩm an toàn tại 22 tỉnh, thành cung ứng thực phẩm an toàn cho TP.HCM. Các chuỗi thực phẩm an toàn đều được đánh giá dựa theo tiêu chí thực phẩm an toàn của ngành nông nghiệp như GlobalGAP, VietGAP, ISO, HACCP…

Bà Lan cho biết, 80-90% thực phẩm người dân tại TP.HCM sử dụng là nhập từ các tỉnh, thành phố khác. Vì vậy, Ban Quản lý an toàn thực phẩm đã xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, quản lý thực phẩm từ nguồn và cả địa bàn tiêu thụ. Trường hợp có vấn đề từ nguồn thực phẩm, ban này sẽ cảnh báo ngược đến các tỉnh, thành phố còn lại.

Ngoài ra, 6 năm vừa qua, đơn vị đã thanh kiểm tra gần 327.600 cơ sở, phát hiện gần 37.000 cơ sở vi phạm (tỷ lệ 11,3%). Qua đó xử phạt hơn 7.000 cơ sở với tổng số tiền phạt gần 153,1 tỉ đồng. Số tiền phạt trong mỗi vụ việc tăng cao hơn, trung bình 20 triệu đồng/vụ việc, cao gấp 4 lần so với trước khi Ban Quản lý an toàn thực phẩm ra đời.

Kể từ khi Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM hoạt động, số vụ ngộ độc phát hiện ít hơn qua từng năm, vấn đề giám sát tốt hơn, thanh tra, kiểm tra cũng nhiều hơn, bà Lan đánh giá.

TP.HCM đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm - Ảnh 1.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM trong thời gian qua, đơn vị này vẫn còn nhiều bất cập về thống nhất cơ chế chính sách, mô hình tổ chức, nguồn nhân lực và biên chế, vấn đề xử phạt… Ảnh: Minh Thảo

Về những vướng mắc, hiện nay, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM chỉ mới thực hiện công tác thanh tra – kiểm tra chuyên ngành, chưa có chức năng thanh tra hành chính.

Theo đó, việc xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trước đây Ban Quản lý áp dụng theo chức danh tương đương. Tuy nhiên, hiện nay do các văn bản quy phạm pháp luật thay đổi không còn chức danh tương đương (Nghị định 124/2021/NĐ-CP) nên công tác kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính gặp khó khăn về cơ sở pháp lý.

Bà Lan cho biết, hiện Ban Quản lý an toàn thực phẩm chỉ thực hiện thanh tra chuyên ngành, còn mọi hoạt động đều phụ thuộc vào kế hoạch và quyết định thanh tra của trưởng ban, không chủ động như thanh tra sở…..

Trước một số bất cập về cơ chế chính sách, mô hình tổ chức, biên chế và vấn đề xử phạt, bà Lan đề xuất chính thức hóa mô hình thí điểm, bằng cách chuyển Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM thành Sở An toàn thực phẩm TP.HCM.

“Dù chính sách có hay nhưng khi triển khai nhiệm vụ nếu các lực lượng lẻ tẻ, khó phối hợp với nhau thì rất khó. Hiện đang là chu kỳ thứ hai của thời gian thí điểm, bước sang năm thứ 6. Chúng ta đã có chính sách thử nghiệm, thời gian thí điểm, những kinh nghiệm tích lũy cho thấy đã đến lúc chính thức mô hình này”, bà Lan nhấn mạnh.

Theo đại diện của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, tuy thuộc sự quản lý của các ban ngành về nông nghiệp, y tế và công thương nhưng về bản chất và tác dụng, lĩnh vực an toàn thực phẩm là một nhánh quan trọng của y tế dự phòng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.

Hoàn thành đăng kiểm, 17 đoàn tàu metro số 1 chờ khởi hành

Hoàn thành đăng kiểm, 17 đoàn tàu metro số 1 chờ khởi hành

17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.

Doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán?

Doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán?

Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.

'Vòng xoáy' Xuyên Việt Oil của Mai Thị Hồng Hạnh để đi mua chuộc cán bộ

'Vòng xoáy' Xuyên Việt Oil của Mai Thị Hồng Hạnh để đi mua chuộc cán bộ

Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.