Sáng 29/12, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức Lễ phát động "Đợt thi đua 365 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM", bắt đầu từ ngày 1/1/2025 đến ngày 31/12/2025.
Tại lễ phát động, các nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát đang thực hiện 10 gói thầu xây lắp của Dự án thành phần 1 (thuộc dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM) đã ký giao ước thi đua cùng nhau đoàn kết, sáng tạo, vượt khó thi công 3 ca 4 kíp, xuyên Tết, xuyên lễ, liên tục 365 ngày đêm của năm 2025 để đạt các mục tiêu: Hoàn thành một số hạng mục của gói thầu XL1 trước ngày 30/4/2025 để kết nối đồng bộ với gói thầu xây dựng cầu Nhơn Trạch (do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư) với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; ngày 31/12/2025 sẽ thông xe kỹ thuật toàn bộ 14,7km của tuyến đường Vành đai 3 (cầu cạn) thuộc 5 gói thầu xây lắp trên địa bàn thành phố Thủ Đức; ngày 30/4/2026 thông xe kỹ thuật toàn bộ 32,62km của tuyến đường Vành đai 3 thuộc 5 gói thầu xây lắp trên địa bàn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. Tiến đến thông xe toàn tuyến đường Vành đai 3 (đoạn qua TP.HCM) vào ngày 30/6/2026.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022 đi qua địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An với đầu tư giai đoạn một có chiều dài hơn 76 km, tổng vốn hơn 75.300 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành năm 2026, ngoài kết nối giao thông còn tạo hành lang đô thị, công nghiệp không chỉ 4 tỉnh, thành tuyến đường đi qua mà tác động cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn TP.HCM có tổng chiều dài 47,3km, đi qua địa bàn thành phố Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi với tổng mức đầu tư 41.317 tỷ đồng. Dự án có 10 gói thầu xây lắp chính, trong đó 4 gói thầu khởi công năm 2023 và 6 gói thầu khởi công năm 2024. Hiện 10 gói thầu đang trong giai đoạn tăng tốc thi công tập trung các hạng mục phần dưới cầu, đã bắt đầu lao lắp dầm, huy động cát trong bối cảnh khan hiếm vật liệu để xử lý đất yếu…
Tính đến cuối năm 2024, sản lượng thực hiện 10 gói thầu đạt khoảng 30% giá trị xây lắp, cơ bản đáp ứng tiến độ dự án theo kế hoạch đề ra.
Liên quan đến vật liệu xây dựng, thời gian qua, UBND TP.HCM và Tổ công tác vật liệu Thành phố, Chủ đầu tư đã chủ động phối hợp, làm việc với UBND các tỉnh (Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre) để trao đổi các nội dung liên quan đến tiến độ hoàn thành thủ tục cấp phép và khai thác các mỏ cát cung cấp cho đường Vành đai 3. Qua đó, các địa phương cam kết cung cấp cho dự án tổng khối lượng khoảng 10 triệu m3 (13 mỏ).
Dự báo nửa đầu năm 2025 vẫn sẽ tương đối khó khăn bởi thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá nhiều nhiễu động phía trước. Tuy nhiên, nửa cuối 2025, nhà đầu tư nên tập trung vào nhóm bluechip và vốn hóa lớn, bởi câu chuyện sẽ hướng đến giai đoạn mới, khi thị trường được nâng hạng.
Việc tích hợp vé đi Metro số 1 trên app Công dân số TP.HCM sẽ giúp người dân tiết kiệm thời gian, góp phần khuyến khích thói quen sử dụng giao thông công cộng và các dịch vụ số hóa.
Các đoàn khách quốc tế đầu tiên đến TP.HCM được ngành du lịch thành phố chào đón nồng nhiệt, được tặng hoa, quà, trải nghiệm văn hóa địa phương.
Nhu cầu trong nước được kỳ vọng có thể duy trì tăng trưởng ổn định cho ngành thép Việt Nam trong thời gian tới.
Tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2024 vào ngày 31/12, trả lời câu hỏi của đại biểu trong tháo gỡ xuất khẩu nông lâm thủy sản trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định cần chứng minh chất lượng nông sản, đó là nền tảng để tiếp cận thị trường toàn cầu.
Trước câu hỏi về chế biến sâu, chế biến nông sản của nông dân Nguyễn Xuân Thao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết ông rất trăn trở về điều này và nhấn mạnh cần phải thay đổi tư duy sản xuất.