Khu vực này đang đứng trước lựa chọn chuyển từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp” và đã đến lúc cần có cách nghĩ mới hơn, khác hơn, táo bạo hơn, để kích hoạt vùng đất giàu tiềm năng này.
Nông dân tỉnh Hậu Giang bày tỏ phấn khởi khi vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13, để phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đây là cơ hội để vực dậy vùng đất này trong trong thời gian tới. Tuy nhiên bà con mong muốn Chính phủ, các bộ ngành trung ương cần có các giải pháp phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19; giải pháp nâng tầm nông sản cho nông dân; xem xét kiềm chế giá phân bón, giá xăng dầu để bà con sản xuất.
Nông dân Hậu Giang cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương cũng như nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân, nhất là vấn đề về thừa kế, tách thửa.
“Đất Tân Phú Thạnh là đất quy hoạch hết, đất đâu còn để cho 1 đứa con mỗi đứa 1.000m2 hoặc là 500m2 nữa. Một gia đình 2 đứa con là không có đâu để cho, rất nhiều địa phương chứ không phải riêng Tân Phú Thạnh. Tôi xin kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét lại quy định này cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay” - ông Trần Văn Đẻn ở xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A bày tỏ.
Ông Phan Văn Nghĩa, ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cho biết, hiện nay hơn 1.000 cây mít Thái đang cho trái, nhưng hiện rất khó khăn trong việc tìm đầu ra, trong khi đó giá phân bón tăng cao khiến đội chi phí sản xuất, nông sản làm ra không đủ chi phí phân bón. Ông Nghĩa mong muốn làm sao liên kết chặt chẽ hơn nữa với người dân và doanh nghiệp trong chế biến, xuất khẩu để nông sản ổn định đầu ra.
“Mong nhà nước làm nhà máy chế biến hay tiêu thụ. Có được công ty chế biến mở ra làm thì nông dân quá khỏe, mình làm được điều đó mình đem đi xuất khẩu ra nước ngoài, ổn định được nông dân yên tâm sản xuất” - ông Nghĩa nói.
Còn ông Võ Văn Đen, ngụ xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đang trồng xoài Cát Chu, Cát Hòa Lộc với diện tích hơn 3ha. Ông mong muốn nâng cao hơn nữa vai trò liên kết của hợp tác xã trong quy trình sản xuất và kết nối với các doanh nghiệp xuất khẩu để người dân ổn định sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Vấn đề sửa đổi Luật đất đai nêu ra tại hội nghị TW 5 khóa XIII rất được người dân tỉnh Tiền Giang quan tâm và nhất trí cao. Trong đó vấn đề quản lý và sự dụng đất công cần được Chính phủ quan tâm hơn, nhất là vấn đề cho thuê đất công, giao đất công cho nhà đầu tư cần triển khai đồng bộ và chặt chẽ hơn nữa.
Ông Nguyễn Văn Phương, người dân xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang có ý kiến: “Hiện nay, tôi thấy vấn đề quản lý đất công còn nhiều bất cập và hết sức phức tạp. Ví dụ, tại địa phương tôi vấn đề quản lý đất công từ trước đến nay còn quá lỏng lẻo, để tự lấn chiếm, mua bán làm thất thoát tài sản của nhà nước rất lớn. Bây giờ nếu có mua bán đất công phải đưa ra đấu giá, đấu thầu công khai minh bạch. Tôi rất mong Chính phủ phải sớm có giải pháp về quản lý và sử dụng đất công đúng mục đích, cần quản lý chặt chẽ hơn, xử lý nghiêm các cán bộ sai trái bán đất công ”.
Trong một nền kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng lớn, người nông dân và những hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, kinh tế hợp tác đã giúp họ giảm thiểu những rủi ro, thua thiệt trên thị trường. Nông dân cần thông qua liên kết hữu cơ trong chuỗi giá trị nông sản, để cải thiện đời sống kinh tế cũng như phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Tuy nhiên, hiện nay do chính sách chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp còn lỏng lẻo, gây không ít khó khăn cho mô hình kinh tế hợp tác hiện nay.
Ông Huỳnh Đăng Khoa, Giám đốc HTX Nông nghiệp Rạch Lọp, xã Tân Hùng, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh đề nghị: “Về đất đai hiện nay không khó để huy động tham gia sản xuất, tuy nhiên cái khó hiện nay là người dân tự ý chuyển mục đích đất lúa, từ đó diện tích càng ngày càng thu hẹp. Tôi đề nghị Chính phủ ban hành những cơ chế mới, luật để hạn chế đến mức thấp nhất người ta tự ý chuyển mục đích đất nông nghiệp. Thứ hai những chính sách tiếp cận cần thông thoáng hơn đối với lĩnh vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã”.
Anh Lâm Su Pha, một nông dân ở ấp Cần Thay, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho biết, hiện nay mô hình cánh đồng lớn sản xuất rất có hiệu quả. Tuy nhiên mô hình này ở khu vực ĐBSCL phát triển chưa nhiều. Để ngành nông nghiệp phát triển trong thời gian tới cần phát triển mô hình này.
“Nếu sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn thì rất dễ cho nông dân, như muốn sạ lúa thì sạ đồng loạt, sử dụng cùng giống lúa, nước khai vào cũng dễ, có kỹ sư đến hỗ trợ nông dân làm lúa rất hiệu quả. Nhược điểm của việc sản xuất manh mún ở đây nếu sạ không đồng loạt thì chuột sẽ gây hại, khai nước ra vào khó khăn. Ở đây đề nghị nhà nước quan tâm hỗ trợ để người dân phát triển mô hình cánh đồng lớn có hiệu quả để người dân xóa đói giảm nghèo” - anh Pha nêu ý kiến.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?