Triệt phá đường dây sản xuất hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả và điều lạ lùng bên trong
V.A (tổng hợp)
17/05/2025 10:40 AM (GMT+7)
Công an TP.Hà Nội vừa triệt phá đường dây sản xuất hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả. Điều lạ lùng trong đường dây này là nhiều công nhân tham gia sản xuất thậm chí không biết mình đang làm công việc gì.
Phát hiện “hệ sinh thái hàng giả” do vợ chồng cầm đầu
Chuyên án do Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) Công an TP Hà Nội chủ trì thực hiện. Sau gần một năm điều tra và theo dõi bằng các biện pháp nghiệp vụ, Đội 7 của PC03 đã bóc gỡ một đường dây làm giả hàng hóa cực kỳ tinh vi, do Phạm Ngọc Tiến và vợ là Đoàn Thị Nguyệt (37 tuổi, trú tại quận Hà Đông) cầm đầu.
Theo điều tra, Tiến đã chỉ đạo Lương Thị Yến – người phụ trách kế toán – thành lập tới 17 công ty “bình phong”, trong đó có 6 công ty chuyên nhập khẩu và 11 công ty phân phối nội địa. Ban đầu, các công ty này hoạt động hợp pháp với việc nhập khẩu thực phẩm chức năng từ nước ngoài. Tuy nhiên, nhận thấy nhu cầu thị trường cao và lợi nhuận lớn, Tiến nhanh chóng chuyển sang tự sản xuất hàng giả tại Việt Nam, sau đó dán nhãn hàng nhập khẩu để đánh lừa người tiêu dùng.
Tang vật của vụ án. Ảnh: CACC.
Tận dụng chuyên môn dược sĩ để ngụy trang cho hoạt động phi pháp
Lợi dụng chuyên môn là dược sĩ, Phạm Ngọc Tiến đã tự nghiên cứu công thức sản phẩm, mua nguyên liệu trong nước, rồi chỉ đạo nhân viên – phần lớn không có chuyên môn – thực hiện pha trộn, đóng gói. Các sản phẩm giả, từ thực phẩm chức năng đến thiết bị y tế, đều được dán nhãn nước ngoài, khiến người tiêu dùng khó phát hiện.
Để tạo vỏ bọc hợp pháp, các sản phẩm nhập khẩu thật được sử dụng làm mẫu và giấy tờ “hợp pháp hóa”. Nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất, Tiến lập xưởng sản xuất tại thị trấn Như Quỳnh (Hưng Yên) và một công ty in tại Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) có tên Âu Việt, chuyên in màng nhôm ép vỉ cho sản phẩm.
Phần bao bì, nhãn mác được giao cho vợ Tiến – bà Đoàn Thị Nguyệt – phụ trách. Nguyệt đặt mua lọ, hộp qua mạng, thuê in bao bì từ các cơ sở tại Hà Nội với thiết kế in tiếng nước ngoài, kèm tem phụ để tăng độ tin cậy. Các công đoạn đóng gói và dán tem được thực hiện tại xưởng ở Hưng Yên và kho chứa hàng tại khu đô thị Xa La (quận Hà Đông).
Mạng lưới phân phối hàng trăm nhà thuốc và bệnh viện trên toàn quốc
Gần đây, do lo sợ bị phát hiện, các đối tượng đã phân tán hàng hóa tới nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm nhà mẹ ruột của Nguyệt ở Vĩnh Phúc, mẹ của Yến, và một người giúp việc tại Bắc Giang. Tuy nhiên, mọi dấu vết đã bị lực lượng chức năng theo sát.
Ngày 7/5, khi đã có đủ tài liệu và bằng chứng, PC03 đã đồng loạt khám xét khẩn cấp gần 20 địa điểm tại 20 tỉnh, thành phố – nơi có liên quan đến hoạt động sản xuất, lưu trữ và tiêu thụ hàng giả.
Tại hiện trường, công an thu giữ hơn 100 tấn hàng giả với khoảng 100 loại sản phẩm, bao gồm gần 30.000 hộp, 35.000 lọ, 39.000 vỉ thuốc cùng hàng chục nghìn tem nhãn, vỏ hộp và nhiều máy móc, dây chuyền sản xuất quy mô lớn.
Bắt giữ 7 đối tượng, mở rộng điều tra trên toàn quốc
Theo lời khai ban đầu, nhóm đối tượng đã hoạt động từ năm 2020 và cung cấp hàng giả cho hàng trăm nhà thuốc, bệnh viện và cơ sở kinh doanh trên khắp cả nước. Hiện cơ quan công an đang tiếp tục điều tra mở rộng, truy tìm nguồn hàng, xác minh các đối tác phân phối và làm rõ vai trò của từng cá nhân, tổ chức liên quan.
Căn cứ kết quả điều tra, cơ quan chức năng đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Phạm Ngọc Tiến, Lương Thị Yến, Nguyễn Văn Đức, hai người cùng tên Nguyễn Thành Tâm (25 và 38 tuổi), và Nguyễn Hữu Tuấn để tiếp tục làm rõ hành vi vi phạm.
Nhiều công nhân “vô tình” tham gia sản xuất hàng giả
Một chi tiết đáng chú ý trong vụ án là nhiều công nhân được thuê vào làm việc không hề biết mình đang tham gia sản xuất hàng giả. Nguyễn Văn Đức – một trong các nghi phạm – cho biết trước đó làm nghề tự do, được người quen giới thiệu đến làm việc tại xưởng. "Nguyên liệu toàn tiếng Anh, tiếng Trung, tôi không hiểu gì, Tiến bảo làm gì thì làm nấy", Đức khai.
Tương tự, Nguyễn Thành Tâm cũng cho biết anh chỉ nhận nguyên liệu dạng bột mà không rõ là chất gì, càng không hề biết các sản phẩm đó là giả.
Thị trường toàn cầu vẫn tương đối ổn định giữa căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran, nhưng các chuyên gia cảnh báo tâm lý đó có thể thay đổi nhanh chóng nếu xung đột ảnh hưởng đến eo biển Hormuz.
Từ 15/5 đến 15/6, lực lượng quản lý thị trường đã đồng loạt ra quân, phát hiện và xử lý nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Dự án Cung cấp suất ăn hàng không số 1 và Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay số 1 với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng vừa được khởi công tại sân bay Long Thành.
Mặc dù lương tổng thống theo quy định là 400.000 USD/năm, nhưng ông Donald Trump báo cáo thu nhập hơn 600 triệu USD từ các hoạt động kinh doanh khác, theo báo cáo công khai về tài chính được công bố hôm thứ Sáu 13/6.
Thị trường toàn cầu vẫn tương đối ổn định giữa căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran, nhưng các chuyên gia cảnh báo tâm lý đó có thể thay đổi nhanh chóng nếu xung đột ảnh hưởng đến eo biển Hormuz.
Từ 15/5 đến 15/6, lực lượng quản lý thị trường đã đồng loạt ra quân, phát hiện và xử lý nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Dự án Cung cấp suất ăn hàng không số 1 và Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay số 1 với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng vừa được khởi công tại sân bay Long Thành.
Mặc dù lương tổng thống theo quy định là 400.000 USD/năm, nhưng ông Donald Trump báo cáo thu nhập hơn 600 triệu USD từ các hoạt động kinh doanh khác, theo báo cáo công khai về tài chính được công bố hôm thứ Sáu 13/6.