Thứ tư, 01/05/2024

Tung lò mò - Món đặc sản phải thử một lần trong đời tại An Giang

07/11/2021 7:00 AM (GMT+7)

Tung lò mò - Món ăn với cái tên nghe có vẻ xa lạ nhưng có thể bạn đã thử đâu đó một lần. Tung lò mò hay có tên khác lạp xưởng bò là một trong những đặc sản vô cùng đặc biệt của người Chăm sinh sống tại An Giang.

An Giang là mảnh đất giao thoa văn hóa giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và ven biên giới Campuchia, cũng như là nơi hội tụ nét đặc sắc của ẩm thực miền Tây Nam Bộ.

Tung lò mò - Món đặc sản bạn phải thử một lần trong đời tại An Giang - Ảnh 1.

Tung lò mò được đọc trại từ “tung lamaow”. Ảnh aFamily.

Thực chất, tung lò mò được người Việt đọc chệch từ tiếng Chăm là “tung lamaow”, với “tung” có nghĩa là ruột, còn “laomaow” là con bò. Món ăn này trước đây được xếp vào hàng món ăn chơi của riêng người Chăm theo đạo Hồi, phổ biến ở khắp vùng Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn,… nay trở thành đặc sản.

Ít ai biết rằng, tung lò mò gắn liền với câu chuyện truyền thuyết. Vào thời hỗn mang, Thượng đế sai sứ thần làm nhiệm vụ tạo người đàn ông từ đất sét, được đặt tên là Nabi Adam. Ma quỷ thấy Adam xuất hiện liền tìm mọi cách hãm hại ông. Khi phát hiện thân thể Adam đầy chất ô uế, Thượng đế đã dùng nước thiên đàng tắm rửa cho Adam. Những chất dơ bẩn trong quá trình tắm rửa liền biến thành con heo. Adam quá tức giận ngay lúc đó đã có lời thề, heo là kẻ thù của ta và con cháu sau này. Từ đó, người Chăm theo Hồi giáo không ăn thịt heo, cho rằng chúng bẩn.

Tung lò mò - Món đặc sản bạn phải thử một lần trong đời tại An Giang - Ảnh 2.

Tung lò mò hay lạp xưởng bò. Ảnh Sài Gòn tiếp thị.

Thoạt nhìn, tung lò mò rất giống với những món lạp xưởng thông thường khác của người Việt hay người Hoa nhưng sự khác biệt nằm ở khâu lựa chọn nguyên liệu và chế biến lạp xưởng vô cùng độc đáo của người Chăm.

Ngay từ việc giải thích ý nghĩa của tên, bạn chắc có thể đoán được nguyên liệu chính của món ăn độc đáo này. Tung lò mò được tạo nên từ nhiều thành phần của thịt bò, không lẫn một chút thịt heo.

Để làm được món này, người Chăm sử dụng ruột bò làm bao bên ngoài. Ruột bò được lộn bề trái, cạo, rửa nước muối thật sạch rồi lộn lại, phơi hơi se khô lại. Sau đó, thịt bò trộn với mỡ được băm nhuyễn. Bí quyết để làm nên món đặc sản An Giang này được đúng điệu đó là nằm ở giai đoạn này. Thịt và mỡ bò phải theo tỷ lệ hai phần thịt - một phần mỡ và mỡ bò được dùng làm lạp xưởng phải là loại mỡ sa, mỡ chài vừa mỏng, vừa không có mùi nặng như mỡ thăn sau đó xắt thật nhuyễn.

Tung lò mò - Món đặc sản bạn phải thử một lần trong đời tại An Giang - Ảnh 3.

Một gánh hàng của phụ nữ Chăm bán Tung Lò Mò. Ảnh thamhiemmekong.

Để món ăn có hương vị thơm ngon hơn. người Chăm đã loại bỏ hết những phần gân, bầy nhầy. Tiếp đến là loại bỏ mùi hôi của thịt bò bằng gừng và rượu, rồi tẩm ướp gia vị thông thường, tiếp tục băm nhuyễn với mỡ bò rồi thêm các gia vị như tỏi, tiêu sọ, hoa hồi và một số gia vị bí truyền khác để tạo tính độc đáo. Theo kinh nghiệm của người Chăm, người ta chọn phần thịt bò ở đùi, bắp, nạc lóc từ xương để cho ra những mẻ tung lò mò ngon tuyệt vời.

Theo truyền thống, người Chăm thường nướng hoặc hấp tung lò mò. Sau khi phơi xong, lạp xường bò được cắt khoanh nhỏ để lên vỉ, nướng trên bếp than. Khi từng khoanh tung lò mò được nướng lên thì lớp ruột bò bên ngoài căng cứng và rịn ra một lớp mỡ bóng và ướt, cùng một mùi thơm ngất ngây kích thích vị giác.

Chấm món ăn với nước tương, thực khách sẽ cảm nhận được đủ vị lạ trong miệng. Từ mùi thơm của thịt bò nướng, vị béo bùi của mỡ bò đến vị ngọt của nước tương hòa cùng mùi thơm của rau quế, hạt tiêu sọ. Ngoài ra thực khách có thể ăn tung lò mò cùng bánh tráng, bún tươi và các loại rau thơm ăn kèm. Tất cả tạo nên hương vị độc đáo và thú vị.

Tung lò mò - Món đặc sản bạn phải thử một lần trong đời tại An Giang - Ảnh 4.

Tung lò mò được nước trên than hồng. Ảnh Lữ hành Việt Nam.

Đặc sản An Giang cũng giống như con người nơi đây, mộc mạc, đầy giản dị nhưng lại vô cùng tinh tế. Nếu có dịp đến đây bạn đừng quên thưởng thức ngay món ăn này cũng như tìm hiểu thêm những nét văn hóa của người Chăm nơi đây.

 
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản. 

Những điểm ngắm sen tuyệt đẹp ở Đồng Tháp dịp lễ 30-4 và 1-5

Những điểm ngắm sen tuyệt đẹp ở Đồng Tháp dịp lễ 30-4 và 1-5

Đồng Tháp là mệnh danh là “đất sen hồng”. Từ đồng ruộng đến thành thị ở Đồng Tháp, đâu đâu cũng bắt gặp những cánh sen hồng tỏa hương quanh năm.

Điểm đến lý tưởng ở miền Tây không thể bỏ qua dịp lễ 30-4 và 1-5

Điểm đến lý tưởng ở miền Tây không thể bỏ qua dịp lễ 30-4 và 1-5

Dịp lễ 30-4 và 1-5, du khách chỉ mất khoảng 3,5 giờ di chuyển bằng ô tô từ TP HCM đến Cáp treo núi Sam.

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Người dân TP.HCM bắt đầu đổ về các điểm tham quan, vui chơi nhiều hơn vào ngày 29/4, tức ngày thứ ba của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bất chấp nắng nóng. Suối Tiên, Thảo Cầm Viên Sài Gòn nhộn nhịp, khách chuộng những nơi có nhiều khu vực "giải nhiệt".