Dịp Trung thu, người dân, du khách có thể về huyện Cần Giờ vui chơi vào hai ngày cuối tuần, đắm mình trong không khí Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ
Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ chính thức khai mạc ngày 9/9. Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ là một trong 3 lễ hội tại TP.HCM đã được Bộ VHTTDL công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Nhiều hoạt động quan trọng của lễ hội sẽ diễn ra vào hai ngày cuối tuần nên được rất nhiều người dân và du khách chờ đón.
Các đại biểu thực hiện nghi thức lễ Thượng đại kỳ. Ảnh: Thành uỷ TPHCM
Cụ thể, ngày 10/9, sẽ có đua xuồng chèo, biểu iễn rối nước, thả diều nghệ thuật, biểu diễn lân sư rồng, giải trò chơi vận động bãi biển. Tối đến sẽ có chương trình nghệ thuật Nghinh Ông Cần Giờ, đêm hội trăng rằm, xiếc đường phố, giao lưu đờn ca tài tử, thả diều nghệ thuật, thả đèn hoa đăng trên biển.
Sáng 11/9, 9h đoàn thuyền Nghinh Ông xuất phát trên biển, 12h đoàn thuyền Nghinh Ông trở về Lăng Ông Thủy tướng, ngoài ra còn các hoạt động biểu diễn lân sư rồng, thả diều nghệ thuật, cúng đại lễ và hát bội…
Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ được tổ chức chính tại Lăng Ông Thủy Tướng (hay còn gọi là Thạnh Phước Lạch) và một số địa điểm như Công viên Văn hóa Di tích lịch sử quốc gia Căn cứ Rừng Sác, di tích lịch sử cấp TP đình Cần Thạnh, những con đường trung tâm của thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ và trên biển.
Phần lễ của Lễ hội Nghinh Ông gồm Lễ viếng nghĩa trang liệt sỹ rừng Sác Cần Giờ; lễ thượng đại kỳ; chương trình khai mạc và mừng công ngư dân Cần Giờ; lễ cúng tiền hiền hậu hiền, bạn cũ lái xưa; chương trình nghệ thuật Nghinh Ông Cần Giờ - Đêm hội Trăng rằm; tổ chức đoàn thuyền hoa đăng; thả đèn trên biển; lễ Nghinh Ông trên biển và đón đoàn Nghinh về Lăng Ông Thủy tướng…
Ăn hải sản, đặc sản Cần Giờ
Diễn ra liên tục trong nhiều ngày liền, huyện Cần Giờ xác định đây là dịp để quảng bá, giới thiệu các tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch trên địa bàn. Vì vậy, đến với Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm nay, du khách sẽ được khám phá, trải nghiệm lễ hội đặc sản biển, du lịch biển Cần Giờ.
Các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Cần Giờ như xoài cát, khô cá dứa, tôm sú, tôm thẻ, tổ yến chưng, mật dừa nước… và các sản phẩm OCOP TP.HCM cũng được giới thiệu, quảng bá đến du khách.
Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ được tổ chức chính tại Lăng Ông Thủy Tướng. Ảnh: Mai Ánh
Theo lãnh đạo huyện Cần Giờ, Lễ hội Nghinh Ông gắn với việc tổ chức nhiều loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, vui chơi giải trí lành mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân…
Các hoạt động này diễn ra xuyên suốt phục vụ du khách, góp phần phát triển ngành du lịch của huyện Cần Giờ ngày càng tốt hơn.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM năm 2022 diễn ra đúng vào dịp Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ.
Sở Du lịch sẽ đưa khách quốc tế và các phóng viên, nhà báo quốc tế đến Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm. Đây là dịp để huyện Cần Giờ không chỉ quảng bá, giới thiệu du lịch tới khách trong nước mà còn tới du khách, truyền thông quốc tế.
Các công ty du lịch trong nước cũng đã có kế hoạch đưa khách du lịch, nhất là khu du lịch quốc tế đến huyện Cần Giờ dịp lễ hội, khám phá các hoạt động văn hóa địa phương, cũng như trải nghiệm một ngày ở khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ.
Nắm bắt nhu cầu yêu thích “săn” mây của giới trẻ, dọc tuyến đường của đỉnh đèo Vi ô lắc, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum, một số cá nhân đã chọn điểm và dựng chòi để phục vụ cho số này.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.
Nắm bắt nhu cầu yêu thích “săn” mây của giới trẻ, dọc tuyến đường của đỉnh đèo Vi ô lắc, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum, một số cá nhân đã chọn điểm và dựng chòi để phục vụ cho số này.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.