Vì sao gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội vẫn ế?
Hồng Minh
19/05/2025 10:43 AM (GMT+7)
Triển khai đã hơn một năm, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội được xem là bàn đạp để hướng tới mục tiêu xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội đến 2030. Tuy nhiên, tính đến nay tỉ lệ giải ngân mới chỉ đạt hơn 2%.
Một
chủ trương chính sách quy mô lớn nhưng đang bị "tắc nghẽn" đặt ra nhiều
câu hỏi về tính khả thi và độ hiệu quả của chính sách nhà ở cho người thu nhập
thấp.
Nhiều
dự án được công bố, tiến độ triển khai vẫn chậm
Theo
báo cáo gửi Quốc hội của Bộ Xây dựng, đến nay có 97 dự án nhà ở xã hội tại
38/64 tỉnh, thành được công bố đủ điều kiện vay vốn từ gói tín dụng 120.000 tỷ
đồng. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 21 dự án thực sự đã tiếp cận và được giải ngân vốn,
cho thấy tiến độ thực hiện vẫn rất chậm.
Tính
đến tháng 4/2025, số tiền đã giải ngân từ gói hỗ trợ này ước chỉ đạt 3.400 tỷ đồng,
tương đương hơn 2% tổng gói. Trong đó, gần 2.940 tỷ đồng được giải ngân cho chủ
đầu tư các dự án, còn lại là cho người mua nhà.
Tại
TP.HCM, hiện có một số dự án nhà ở xã hội quy mô lớn đang được triển khai như:
Dự án nhà ở xã hội tại phường Long Trường (TP Thủ Đức) do Công ty Lê Thành đầu
tư; dự án nhà ở xã hội Tân Kiên (Bình Chánh); khu nhà ở xã hội tại khu dân cư
Vĩnh Lộc B (Bình Tân)… Tuy nhiên, nhiều dự án vẫn đang trong giai đoạn xin thủ
tục đầu tư, chưa triển khai xây dựng thực tế.
Tại
Hà Nội, một số dự án như nhà ở xã hội tại ô đất B3.1 thuộc KĐT mới Cổ Nhuế –
Chèm; dự án nhà ở xã hội tại phường Thượng Thanh (Long Biên) và khu đô thị Đại
Mỗ (Nam Từ Liêm) đã được phê duyệt chủ trương đầu tư. Dù vậy, quá trình thực hiện
cũng đang chậm do gặp vướng mắc về quỹ đất và hạ tầng kỹ thuật.
Trong
bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội còn rất hạn chế, nhiều dự án đã được phê duyệt
vẫn chưa được triển khai hoặc gặp vướng đền bù, quy hoạch, giải phóng mặt bằng...
đang khiến định hướng gói tín dụng không thể đồng đều.
Tuy
được xem là gói vay ưu đãi nhưng nhiều doanh nghiệp và người mua nhà vẫn đánh
giá lãi suất chưa đủ hấp dẫn. Từ 8,7% đối với chủ đầu tư và 8,2% đối với người
mua nhà hồi cuối 2023. Thời điểm đó, chuyên gia kinh
tế, TS. Cấn Văn Lực nêu rõ: "Gói 120.000 tỷ đồng là tín dụng thương mại có
ưu đãi chứ không phải là gói tín dụng cho một chính sách kinh tế nhân văn, nên
rất khó, khó cả Ngân hàng, khó cả doanh nghiệp và khó cả người dân. Với mức lãi
suất hơn 8% kéo dài trong khoảng 3 năm, sau đó sẽ theo cơ chế thị trường. Đối với
doanh nghiệp và người dân đã mặn mà chưa, tôi cho rằng họ chưa mặn mà".
Đến nay, sau khi nhiều ngân hàng vào cuộc mức lãi suất đã
giảm dần còn 6,6% và 6,1% từ đầu 2025. Tuy nhiên, so với khả năng chi trả của
nhiều đối tượng thu nhập thấp, đây vẫn là một rào cản.
Ngoài
ra, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn do không có tài sản đảm bảo
hoặc đã chạm giới hạn dư nợ. Về phía người dân, quy trình thủ tục vay vốn vẫn
rườm rà, quy định về đối tượng thụ hưởng được xem là còn nhiều chồng chéo.
Trong
báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Xây dựng kiến nghị cân nhắc cho phép các khoản vay mục
đích mua nhà ở xã hội không tính vào hạn mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng
thương mại, đồng thời xem xét nới lại các chương trình hỗ trợ vay đã hiệu quả
như theo Nghị định 100 trước đây.
Phối cảnh dự án Khu nhà ở xã hội Bãi Viên (thành phố Nam Định)
Vấn đề không chỉ nằm ở lãi suất
Gói
tín dụng 120.000 tỷ đồng là nỗ lực lớn của Chính phủ trong việc hỗ trợ người
dân tiếp cận nhà ở, đặc biệt là người thu nhập thấp, công nhân, lao động tự do…
Tuy nhiên, chính sách tài chính dù linh hoạt đến đâu cũng không thể thay thế được
vai trò điều tiết của cung - cầu trên thị trường
bất động sản.
Hiện
nay, quỹ đất sạch dành cho nhà ở xã hội còn khan hiếm, việc bố trí vốn đầu tư hạ
tầng khu vực xây dựng dự án vẫn thiếu nhất quán giữa trung ương và địa phương.
Thêm vào đó, nhiều chủ đầu tư e ngại tham gia phân khúc nhà ở xã hội vì lợi nhuận
thấp, thủ tục hành chính phức tạp, thời gian phê duyệt kéo dài.
Câu
chuyện không chỉ nằm ở lãi suất ưu đãi mà còn là hệ sinh thái đồng bộ để nhà ở
xã hội có thể hình thành từ nền móng: quy hoạch hợp lý, quỹ đất rõ ràng, thủ tục
đơn giản, kiểm soát tốt chi phí xây dựng và bán hàng minh bạch. Khi những “điểm
nghẽn mềm” này chưa được tháo gỡ, gói tín dụng dù hấp dẫn đến mấy cũng khó lan
tỏa được hiệu ứng.
Gói
tín dụng 120.000 tỷ đồng từng được kỳ vọng như đòn bẩy để tăng tốc phát triển
nhà ở xã hội, góp phần giải bài toán an cư cho hàng triệu người thu nhập thấp.
Tuy nhiên, sau hơn một năm triển khai, tỉ lệ giải ngân mới hơn 2% phản ánh một
thực tế rõ ràng: chính sách nếu không bám sát thực tiễn, sẽ
khó đạt được hiệu quả như mong muốn.
Các công ty Mỹ đang kêu gọi chính quyền Trump giảm thuế đối với Việt Nam, lập luận rằng quốc gia Đông Nam Á này đã trở thành một phần thiết yếu trong chiến lược đa dạng hóa "Trung Quốc cộng một", theo Financial Times.
Số liệu từ tháng 1 tới tháng 4 năm nay cho thấy có 96,5 nghìn doanh nghiệp rời bỏ thị trường (tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động chờ giải thể, hoàn tất giải thể), cao hơn lượng gia nhập là 89,9 nghìn.
Trong cuộc gặp mới đây với lãnh đạo tập đoàn Bolt của Estonia, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ ủng hộ các mô hình giao thông xanh, kinh tế chia sẻ và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn này gia nhập thị trường Việt Nam.
Áp lực phải vượt qua kỳ thi đã biến dịch vụ gia sư riêng thành một ngành công nghiệp trị giá 1,4 tỷ đô la tại Singapore, nhưng áp lực tương tự có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh.
Theo các nhà phân tích phân tích, cuộc đấu quyền lực kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh đang khiến các nền kinh tế châu Á "đi trên dây" khi họ phải căng mình giữa rủi ro và cơ hội.
Sau cuộc điện đàm của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 5/6, Trung Quốc đã đồng ý cấp phép xuất khẩu đất hiếm ở mức độ nhất định. Động thái này diễn ra trước đàm phán Mỹ - Trung về thương mại nối lại đầu tuần tới.
Các công ty Mỹ đang kêu gọi chính quyền Trump giảm thuế đối với Việt Nam, lập luận rằng quốc gia Đông Nam Á này đã trở thành một phần thiết yếu trong chiến lược đa dạng hóa "Trung Quốc cộng một", theo Financial Times.
Số liệu từ tháng 1 tới tháng 4 năm nay cho thấy có 96,5 nghìn doanh nghiệp rời bỏ thị trường (tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động chờ giải thể, hoàn tất giải thể), cao hơn lượng gia nhập là 89,9 nghìn.
Trong cuộc gặp mới đây với lãnh đạo tập đoàn Bolt của Estonia, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ ủng hộ các mô hình giao thông xanh, kinh tế chia sẻ và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn này gia nhập thị trường Việt Nam.
Áp lực phải vượt qua kỳ thi đã biến dịch vụ gia sư riêng thành một ngành công nghiệp trị giá 1,4 tỷ đô la tại Singapore, nhưng áp lực tương tự có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh.
Theo các nhà phân tích phân tích, cuộc đấu quyền lực kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh đang khiến các nền kinh tế châu Á "đi trên dây" khi họ phải căng mình giữa rủi ro và cơ hội.
Sau cuộc điện đàm của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 5/6, Trung Quốc đã đồng ý cấp phép xuất khẩu đất hiếm ở mức độ nhất định. Động thái này diễn ra trước đàm phán Mỹ - Trung về thương mại nối lại đầu tuần tới.