Vì sao Việt Nam vẫn là “thiên đường” mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản?
Lê Minh
05/01/2025 9:48 AM (GMT+7)
Việt Nam từ lâu đã được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản. Báo cáo mới nhất từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JETRO) tiếp tục khẳng định điều này với con số ấn tượng: hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong 1-2 năm tới.
Đâu là
những yếu tố khiến Việt Nam trở thành “thiên đường” làm ăn của các doanh nghiệp
Nhật Bản?
Theo
khảo sát của JETRO năm tài chính 2024, có 64,1% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt
Nam kỳ vọng có lãi, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Tỷ lệ doanh nghiệp kỳ vọng
lợi nhuận cao trong ngành chế tạo đạt 70,2% trong khi ngành phi chế tạo là
57,9%. Các doanh nghiệp này đánh giá cao nhu cầu gia tăng ở cả thị trường nội địa
và xuất khẩu, tạo điều kiện để cải thiện lợi nhuận kinh doanh.
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong 1-2 năm tới.
Về
phương hướng hoạt động, 56,1% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định sẽ
mở rộng kinh doanh trong 1-2 năm tới. Điều này cho thấy sự tin tưởng lớn vào
môi trường kinh doanh tại Việt Nam, bất chấp một số khó khăn về kinh tế toàn cầu.
Đáng
chú ý, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến “thu hẹp” chỉ chiếm 2,8%, tỷ lệ
doanh nghiệp rút lui hoặc chuyển địa điểm là không đáng kể (0,3%). Đây là minh
chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam vẫn là lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp Nhật
Bản khi triển khai chiến lược dài hạn.
Tại hội thảo chuyên đề "Xu hướng đầu tư vào Việt
Nam" tổ chức cuối năm 2024 tại Tokyo, ông Hiroshi Imano, Phó Tổng Giám đốc
công ty THK (một trong những công ty hàng đầu tại Nhật Bản về linh kiện cơ khí)
cho biết Việt Nam có sức phát triển mạnh mẽ, là điểm đến lý tưởng cho các doanh
nghiệp quốc tế.
THK đã đầu tư vào Khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh) và
đang mở rộng tại Khu công nghiệp Thuận Thành để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao ở
Đông Nam Á. Theo ông Imano, Việt Nam vượt trội so với các quốc gia khác trong
khu vực nhờ tiềm năng phát triển kinh tế, ngành chế tạo và tự động hóa đang
bùng nổ. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam ưu tiên đầu tư xanh, phù hợp với chiến lược
sản xuất thân thiện môi trường của THK.
Ngoài ra, các nhà máy tại Việt Nam đang tăng cường tự động
hóa, tạo cơ hội lớn cho các sản phẩm của THK, như linh kiện cơ khí tiết kiệm
năng lượng. Tuy nhiên, ông Imano nhấn mạnh rằng việc đẩy nhanh thủ tục hành
chính sẽ giúp Việt Nam hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận
lợi để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động trong tương lai.JETRO ghi nhận rằng
mức tăng tỷ lệ doanh nghiệp dự báo kinh doanh “cải thiện” tại Việt Nam năm 2024
cao nhất trong khu vực ASEAN, đạt 48,8%. Việt Nam hiện dẫn đầu khu vực về triển
vọng đầu tư từ Nhật Bản, nhờ các chính sách thu hút đầu tư hiệu quả và tiềm
năng tăng trưởng kinh tế ổn định.
Riêng trong năm 2024, Nhật Bản đã bổ sung 245 dự án mới, với tổng vốn đăng ký hơn 3,61 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.
Hay Tập đoàn Mitani Sangyo đã rót vốn vào Việt Nam từ năm
1994, đến nay, sau 30 năm, Việt Nam vẫn là thị trường nước ngoài duy nhất của tập
đoàn đến từ Nhật Bản.
Ông Mitani Tadateru, người thừa kế đời thứ 3 đồng thời là
Tổng giám đốc Tập đoàn Mitani Sangyo cho biết môi trường kinh doanh tại Việt
Nam đã "lột xác" hoàn toàn, từ cơ sở hạ tầng cho đến khả năng tương
thích, bắt kịp với xu hướng quốc tế của cơ quan quản lý Việt Nam.
Cụ thể, ông Tadateru đánh giá Việt Nam đang chứng kiến tốc
độ phát triển kinh tế đáng kinh ngạc. Không ít lần, vị doanh nhân này nhận được
lời đánh giá từ các doanh nghiệp Nhật Bản rằng việc chọn Việt Nam cách đây 30
năm là một quyết định đúng đắn.
Theo ông, trong mắt các doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam
được xem là một điểm đến đầu tư chiến lược dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh các
công ty tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào thị trường
Trung Quốc.
Số
liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến cuối
tháng 11/2024, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam hơn 77,64 tỷ USD với 5.473 dự
án, đứng thứ ba trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Riêng trong năm 2024, Nhật Bản đã bổ sung 245 dự án mới, với tổng vốn đăng ký hơn
3,61 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.
Các
doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao nguồn nhân lực trẻ, chi phí cạnh tranh và sự
ổn định chính trị của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam có lợi thế đặc biệt khi tham
gia nhiều hiệp định thương mại tự do lớn như CPTPP và EVFTA, giúp mở rộng cơ hội
xuất khẩu.
Với
các yếu tố kinh tế, chính trị ổn định cùng với triển vọng kinh doanh khả quan,
Việt Nam không chỉ là điểm đến lý tưởng cho doanh nghiệp Nhật Bản mà còn là tâm
điểm thu hút đầu tư của khu vực ASEAN. Trong tương lai, việc duy trì và phát
huy lợi thế này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí “thiên đường” làm ăn
của doanh nghiệp nước ngoài.
Không còn cảnh mua sắm chỉ dựa vào cảm quan “mắt thấy, tai nghe”, người tiêu dùng hiện đại ngày càng yêu cầu cao về tính minh bạch, đặc biệt là khả năng truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
Giá vàng hôm nay, theo cập nhật mới nhất vào lúc 9h50 sáng nay 17/4, nhà vàng Mi Hồng điều chỉnh giá vàng SJC tăng vọt lên mức 117 - 121 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng hôm nay 17/4 tăng sốc (tăng đến 8 triệu đồng/lượng so với hôm qua). Nếu tiếp tục mức tăng này, dự báo hôm nay giá vàng sẽ đạt hơn 120 triệu đồng.
Giá vàng hôm nay, theo cập nhật mới nhất lúc 10h30 ngày 16/4, giá vàng đã vượt lên mốc 111 triệu đồng/lượng. So với giá vàng ở thời điểm đầu năm ngày 1/1, giá vàng đã tăng gần 27 triệu đồng mỗi lượng.
Chuỗi nhà hàng Chili’s vừa tung chiêu cực gắt khi ra mắt chiếc burger mới mang tên Big QP, với cái tên và thành phần "na ná" chiếc Quarter Pounder trứ danh của McDonald’s.
Không còn cảnh mua sắm chỉ dựa vào cảm quan “mắt thấy, tai nghe”, người tiêu dùng hiện đại ngày càng yêu cầu cao về tính minh bạch, đặc biệt là khả năng truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
Giá vàng hôm nay, theo cập nhật mới nhất vào lúc 9h50 sáng nay 17/4, nhà vàng Mi Hồng điều chỉnh giá vàng SJC tăng vọt lên mức 117 - 121 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng hôm nay 17/4 tăng sốc (tăng đến 8 triệu đồng/lượng so với hôm qua). Nếu tiếp tục mức tăng này, dự báo hôm nay giá vàng sẽ đạt hơn 120 triệu đồng.
Giá vàng hôm nay, theo cập nhật mới nhất lúc 10h30 ngày 16/4, giá vàng đã vượt lên mốc 111 triệu đồng/lượng. So với giá vàng ở thời điểm đầu năm ngày 1/1, giá vàng đã tăng gần 27 triệu đồng mỗi lượng.
Chuỗi nhà hàng Chili’s vừa tung chiêu cực gắt khi ra mắt chiếc burger mới mang tên Big QP, với cái tên và thành phần "na ná" chiếc Quarter Pounder trứ danh của McDonald’s.