Công ty chứng khoán SSI nhận định năm 2025 sẽ tương đối khả quan đối với ngành thép Việt Nam. Trong bài phân tích về ngành thép Việt Nam năm 2025 với tiêu đề "Động lực tăng trưởng chính đến từ kênh nội địa", SSI nhận định nnhu cầu nội địa có thể duy trì tăng trưởng ổn định trong thời gian tới, trong khi xuất khẩu có thể chậm lại.
Các công trình xây dựng trong nước được kỳ vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng của ngành thép Việt Nam. Ảnh: T.H.
SSI dự báo nhu cầu thép nội địa sẽ tăng 10% trong năm 2025, khi thị trường bất động sản đã có sự phục hồi mạnh trong năm 2024 (số lượng căn mở bán mới đã tăng gấp đôi so với năm 2023). Ngoài ra, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong năm cuối của nhiệm kỳ 2021-2025 cũng sẽ giúp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ thép. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu có thể chậm lại do sự gia tăng các rào cản thuế trên toàn cầu.
Cạnh tranh từ Trung Quốc cần được theo dõi sát. Theo SSI, sản lượng xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 22,6% so với cùng kỳ lên 101,15 triệu tấn trong 11 tháng đầu năm 2024 sau khi tăng 36% trong năm 2023.
Theo Hiệp hội Thép Thế giới, nhu cầu thép của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm thêm 1% trong năm 2025, sau khi giảm 3% trong năm 2024. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất tại Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2024 đã giảm 2,7% so với cùng kỳ xuống còn 929 triệu tấn và dự kiến sẽ giảm thêm 1,3% so với cùng kỳ trong năm 2025.
Điều này có thể làm giảm 9% sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc so với năm 2024, theo Mysteel (nền tảng theo dõi thị trường thép thế giới). Giá nhà tại Trung Quốc cũng đồng thời có tăng nhẹ trong một vài tháng vừa qua tại một số thành phố lớn.
Ngoài ra, một nút thắt khác được chờ đợi để giảm bớt áp lực cạnh tranh của thép Trung Quốc, đó là các biện pháp bảo hộ từ các hàng rào thuế quan đang chờ đợi kết quả sơ bộ trong đầu năm sau, theo nhận định của SSI.
Lợi nhuận có thể tiếp tục đạt mức tăng trưởng tích cực nhưng với tốc độ chậm hơn so với năm 2024. SSI cho rằng các công ty thép sẽ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong năm 2025.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, Việt Nam thu về 8,75 tỷ USD từ việc xuất khẩu 12,16 triệu tấn sắt thép, tăng 10,4% về kim ngạch và 15,8% về lượng so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, kim ngạch xuất khẩu sắt thép năm 2024 có thể đạt 9 tỷ USD và tiến gần mốc 11 tỷ USD từng đạt được.
Trước đó, xuất khẩu sắt thép từ Việt Nam tăng trưởng nóng trong năm 2021 với kim ngạch cao chưa từng có là 11,79 tỷ USD. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường, xuất khẩu sắt thép chỉ còn đạt 7,98 tỷ USD trong năm 2022. Năm 2023 chứng kiến sự tăng trưởng trở lại của ngành với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,34 tỷ USD.
Thái Lan cũng là một trong những quốc gia nằm trong top đầu về vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/6/2024 trên 14 tỷ USD.
Cổ phiếu toàn cầu tăng nhẹ vào thứ Hai trước thềm một tuần tràn ngập dữ liệu kinh tế của Mỹ, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập kỳ vọng về lãi suất, mặc dù bất ổn chính trị gia tăng đã kìm hãm mọi sự nhiệt tình đón năm mới.
Quốc hội đã phê duyệt mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791 nghìn tỷ đồng (bằng 6,4% GDP) cho năm 2025, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021- 2025,
Thái Lan cũng là một trong những quốc gia nằm trong top đầu về vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/6/2024 trên 14 tỷ USD.
Cổ phiếu toàn cầu tăng nhẹ vào thứ Hai trước thềm một tuần tràn ngập dữ liệu kinh tế của Mỹ, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập kỳ vọng về lãi suất, mặc dù bất ổn chính trị gia tăng đã kìm hãm mọi sự nhiệt tình đón năm mới.
Quốc hội đã phê duyệt mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791 nghìn tỷ đồng (bằng 6,4% GDP) cho năm 2025, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021- 2025,