Ông Phan Minh Thông - sáng lập và Chủ tịch Phúc Sinh, người được mệnh danh là "vua hồ tiêu" Việt Nam cho biết so với những ngành hàng khác, may mắn đối với Phúc Sinh và một số doanh nghiệp sản xuất là chưa nghỉ ngày nào vì Covid-19.
Theo ông Sinh, doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào thị trường xuất khẩu. Tại Việt Nam, Phúc Sinh có 6 nhà máy nằm tại Sơn La, Đắk Lắk, Bình Dương.
"Vô cùng may mắn là Phúc Sinh vẫn sản xuất bình thường và kết quả 2021 còn tuyệt vời hơn cả năm 2020. Lần đầu tiên, ngành hàng tiêu dùng của chúng tôi có lời trong 2021", ông Phan Minh Thông tiết lộ.
CEO Phúc Sinh cho rằng Covid-19 tác động đến cả thế giới. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ càng, đầu tư vững chắc ngay từ đầu thì sẽ có nhiều cơ hội để vượt qua dịch.
Trước tình hình giá nguyên vật liệu thế giới tăng mạnh, ông Thông cho hay doanh nghiệp vẫn có thể linh động nhờ nguồn nguyên liệu đa dạng từ các nước như Indonesia, Brazil.
"Chúng tôi không làm thuần túy tại Việt Nam nên khi có biến động, chúng tôi vẫn có thể linh động", ông Thông nói.
Nhìn về ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Thông cho rằng vẫn đâu đó còn nhiều hình ảnh của "giải cứu" mà thiếu sự sáng tạo và đầu tư vào chiều sâu.
"Ngành nông nghiệp phải đầu tư vào chiều sâu, xây dựng nhà máy để chế biến. Khi mùa vụ tăng thì có thể chế biến. Xây dựng nhà máy rất quan trọng, đi sâu vào chế biến sẽ có nhiều cơ hội hơn cho nông nghiệp", ông nói.
"Vua hồ tiêu" Phan Minh Thông chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, bắt tay với nông dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp từ 10 năm trước.
Nhờ hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp này mà doanh nghiệp chấp nhận đổi một phần lợi nhuận để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với nông dân, những đối tác quan trọng trong chuỗi giá trị đối với công ty xuất khẩu nông sản như Phúc Sinh.
Thay vì xuất thô, Phúc Sinh tập trung xây dựng nhiều nhà máy để tạo lợi thế cạnh tranh trong chế biến, nâng giá trị nông sản xuất khẩu.
Hai năm qua cho thấy cách thức này đã giúp Phúc Sinh không bị ảnh hưởng bởi nguồn cung đầu vào, các đối tác thông cảm và sự uy tín giúp họ vượt qua đại dịch với mức tăng trưởng rất tích cực.
Ông Thông cũng lưu ý giai đoạn 5 năm gần đây, các nước phát triển rất quan tâm nông nghiệp bền vững, truy xuất nguồn gốc, nhất là các nước châu Âu. Đây cũng là xu hướng không thể thay đổi trong tương lai. Các nước sẽ ngày càng kiểm soát rất kỹ, do đó, nền nông nghiệp trong nước phải thích nghi.
"An toàn thực phẩm và phát triển bền vững trong nông nghiệp sẽ là xu hướng không thể thay đổi. Các thị trường khó tính có những quy định rất ngặt nghèo đối với sản phẩm nông nghiệp, nhưng đó là đòn bẩy tích cực thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững", ông Thông khẳng định.
Theo ông, ngành nông nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy để phát triển bền vững, trước mắt là cung cấp cho 100 triệu dân bản địa nguồn thực phẩm an toàn, trước khi hướng đến xuất khẩu.
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.