Các chuyên gia tại Diễn đàn Kinh doanh 2021, do Forbes Việt Nam tổ chức, đánh giá với tốc độ phủ vaccine ngừa Covid-19 thuộc nhóm nhanh nhất trên thế giới, cùng với động thái mở cửa chính sách, nền kinh tế Việt Nam sẽ nhanh chóng phục hồi trong năm 2022.
"Chúng ta có thể thấy các ngành sản xuất chậm lại, các nhà đầu tư chần chừ khi xảy ra phong tỏa. Nhưng cạnh đó có những yếu tố lạc quan như tỷ lệ tiêm chủng ngày càng cao và các khu cách ly, phong tỏa giảm" - ông Bruce Delteil, giám đốc hợp danh công ty McKinsey & Company Việt Nam, đánh giá.
Ông cho rằng khi nhìn lại một năm trước và nhìn về năm 2022, McKinsey & Company Việt Nam nhận thấy những kịch bản phục hồi khác nhau của nền kinh tế Việt Nam. Các kịch bản xây dựng dựa trên việc kiểm soát Covid-19 như thế nào.
"Trước hết, nền kinh tế Việt Nam giảm sút nhưng chúng tôi tin sau đó sẽ phục hồi mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa dự báo GDP sẽ tăng trưởng dương vào năm tới", chuyên gia dự báo.
Về sản xuất, dù hoạt động sản xuất phục hồi khả quan, dù tỷ lệ giá trị chưa tăng theo tỷ lệ thuận. Ông cho rằng khi càng chuyên biệt hóa thì Việt Nam sẽ càng nâng cao năng lực cạnh tranh.
Giám đốc hợp danh công ty McKinsey & Company Việt Nam nhận định một số xu hướng chính của kinh tế Việt Nam trong tương lai sẽ thay đổi do Covid-19. Đó là chuyển đổi số mạnh mẽ, hành vi tiêu dùng thay đổi, cách thức làm việc thay đổi, tiêu chuẩn cao hơn về môi trường, xã hội và quản trị (ESP) và tính đa kênh (omnichannel).
"Mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp vì vậy sẽ thay đổi trong tương lai để đáp ứng các hành vi mới, thúc đẩy trải nghiệm trên các kênh và khu vực", ông nhấn mạnh.
Bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư SSI, cho rằng tuy không thể chắc chắn với các kịch bản trong tương lai nhưng tình hình năm 2022 ít nhất cũng sẽ tích cực hơn so với 2021 vì tỷ lệ bao phủ vaccine so với xuất phát điểm 2021 đã cao hơn nhiều. Việt Nam cũng nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao.
"Các hãng dược có kinh nghiệm sản xuất vaccine và thuốc cung ứng thị trường, không thể phủ nhận tiến bộ y học. Chúng ta có thể tin năm 2022 có thể tốt hơn 2021. Trong nước, dự đoán sẽ không có giãn cách chặt chẽ như đợt dịch vừa qua, có thể mở cửa chưa toàn diện nhưng có thể trông đợi nửa cuối năm 2022", bà Phương đánh giá.
Ông Nguyễn Hoài Bảo - Phó chủ tịch HĐQT Scansia Pacific, cho biết doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu nội thất sang châu Âu và Mỹ. Hiện người lao động đã trở lại làm việc được khoảng 70% sau khi tiêm đủ vaccine.
Theo ông Bảo, ngành gỗ Việt Nam tăng trưởng hai con số từ năm 2000 đến nay và bất chấp cả đại dịch Covid-19, từ mức 200 triệu USD xuất khẩu, năm 2021 đã tăng lên dự kiến 14,5-15 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 18% mỗi năm.
"Năm 2021 dự kiến tăng trưởng 15%, đó là điểm sáng. Việt Nam cũng chính thức thành nước xuất khẩu đồ gỗ thứ hai thế giới chỉ đứng sau Trung Quốc. Tôi chắc chắn rằng ngành gỗ sẽ tiếp tục tăng trưởng bởi đây là ngành truyền thống của Việt Nam. Thế giới tăng trưởng trung bình 3-5%, Việt Nam gấp 3 lần trung bình thế giới", ông Bảo nhấn mạnh.
Những động lực hỗ trợ cho đà tăng trưởng của ngành gỗ, theo ông Bảo là các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với những thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, sự chủ động trong nguồn cung và chi phí lao động tương đối thấp là lợi thế trong 5 -10 năm tới.
Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Dệt May Đầu tư Thương mại Thành Công, cho biết thông tin mới nhất từ tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã vượt Bangladesh để trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ hai toàn cầu, sau Trung Quốc.
Ông cho rằng dệt may là ngành truyền thống của Việt Nam nhưng trong bối cảnh mới, việc tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ sẽ không thể là con đường phát triển bền vững.
Để tiếp tục đà tăng trưởng tích cực, doanh nghiệp dệt may sẽ phải lưu tâm tới cụm từ ESG (Environmental Social Governance), đồng nghĩa với việc cần thiết lập một chuỗi sản xuất bền vững từ khâu dệt, nhuộm cho tới các chính sách dành cho người lao động.
"Mình làm dễ các nước cũng sẽ làm dễ, do đó, cần tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn", ông nói và nhấn mạnh phát triển dệt may Việt Nam là câu chuyện đường dài, rất cần nỗ lực của các doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest đã bị xử phạt hơn 1,8 tỷ đồng trong năm nay vì nhiều vi phạm trong hoạt động công bố thông tin, lưu giữ hồ sở, cho vay...
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
Khu vực đỉnh Fansipan ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp vào sáng sớm nay 23/11 nên đã xuất hiện lớp băng mỏng khiến du khách thích thú. Đây là các du khách thích săn mây và trải nghiệm cảm giác lạnh.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Công ty chứng khoán SSI đã nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước hơn 7,33 tỷ đồng. Đây là tổng số thuế bị truy thu, tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế cho năm 2022 và 2023.