9 giải pháp cải thiện nguồn cung nhà ở xã hội, phát triển bất động sản TP.HCM
Gia Linh
19/07/2025 7:00 PM (GMT+7)
Thị trường nhà ở TP.HCM thời gian qua vẫn tiếp tục tình trạng thiếu nguồn cung, đặc biệt là nhà ở xã hội. Vì vậy, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã đề xuất nhiều giải pháp để cải thiện.
HoREA đề xuất loạt giải pháp tăng nguồn cung nhà ở xã hội
Báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM 6 tháng đầu năm 2025 (trước khi hợp
nhất), Hiệp hội Bất động
sản TP.HCM (HoREA) cho biết thị trường vẫn còn nhiều khó khăn.
Cụ thể, thị trường
nhà ở TP.HCM năm 2024 vẫn tiếp tục tình trạng thiếu nguồn cung dự
án nhà ở dẫn đến thiếu nguồn cung sản phẩm nhà ở. Đáng quan ngại, kể từ năm 2021 đến nay, trong các dự án nhà
ở mới không còn loại nhà ở thương mại giá vừa túi tiền có giá bán dưới 30 triệu
đồng/m2 và rất thiếu nhà ở xã hội.
Đáng chú ý, kể từ năm 2024 và 6 tháng
đầu năm 2025 thì tất cả các dự án nhà ở đưa ra huy động vốn trên thị trường chỉ
còn loại nhà ở cao cấp, không còn loại nhà ở thương mại giá vừa túi tiền và cũng không còn nhà ở trung cấp. Điều này dẫn đến thị trường nhà ở TP.HCM phát triển không cân bằng, không bền
vững như mô hình “kim tự tháp” bị “lộn ngược đầu”.
Đáng chú ý, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho biết kết
quả phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM
hiện nay rất thấp, chỉ có 205.000 m2 sàn xây dựng
nhà ở, tương đương 4.100 căn hộ (bình quân căn hộ có diện tích 50 m2), chỉ mới
đạt khoảng 11,7% kế hoạch phát triển 35.000 căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn
2021-2025.
Thị trường nhà ở TP.HCM tiếp tục tình trạng thiếu nguồn cung dự án nhà ở, nhất là nhà ở xã hội. Ảnh: Gia Linh
Trên thực tiễn này, HoREA đã đề xuất loạt kiến nghị với UBND TP.HCM để tháo gỡ các
khó khăn, vướng mắc cho thị trường.
Cụ thể, Hiệp hội đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Nông
nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành khẩn trương rà soát,
trình Thường trực UBND thành
phố, HĐND thành phố xem xét
thông qua danh mục 371 khu đất trên địa bàn TP.HM (trước khi hợp nhất) đăng ký thực hiện
dự án thí điểm theo Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội. Với hơn 2.000 ha bao gồm 121 dự án đang có
quyền sử dụng đất và 73 dự án đang có quyền sử dụng đất dự kiến nhận quyền sử dụng
đất và 159 dự án dự kiến nhận quyền sử dụng đất
và 14 dự án diện di dời và 4 dự án diện ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch và 245
khu đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương (trước khi hợp nhất) đăng ký thực hiện dự
án thí điểm với tổng diện tích 1.592 ha mới đạt gần 50% tổng diện tích đất ở
giai đoạn 2021- 2030.
Thứ hai, Hiệp hội đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối
hợp với các Sở, ngành khẩn trương rà soát khoảng 220 dự án vướng mắc pháp lý
trên địa bàn TP.HCM (trước
khi hợp nhất) theo kết luận tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Thường trực
Chính phủ Nguyễn Hòa Bình với UBND thành
phố vào tháng 11/2024.
Nhiều giải pháp để gỡ khó cho thị trường nhà ở. Ảnh: Gia Linh
Tiếp đó, HoREA đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối
hợp với các Sở, ngành khẩn trương rà soát, đề xuất hướng xử lý, giải quyết đối
với 68 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố (trước khi hợp nhất) đã bị
dừng triển khai hoặc chưa triển khai thực hiện, theo Báo cáo với Đoàn giám sát
của Quốc hội về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2023 vào
tháng 11/2024.
Đề xuất thứ 4, Hiệp hội đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ngành khẩn
trương rà soát để tháo gỡ vướng mắc cho 04 dự án bất động sản, nhà ở thương mại
trên địa bàn TP.HCM (trước
khi hợp nhất) theo Nghị quyết 170/2024/QH15.
Thứ 5, Hiệp hội đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối
hợp với các Sở, ngành rà soát lại tỷ lệ % tính đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất
hàng năm” hiện nay đang áp dụng trong khoảng từ 0,25% đến 1,5% giá đất của Bảng
giá đất ban hành theo Quyết định 79/2024/QĐ-UBND áp dụng trên địa bàn theo hướng
giảm. HoREA đề xuất nên
quy định tỷ lệ từ 0,25% đến 0,75% giá đất của Bảng giá đất ban hành theo Quyết
định 79/2024/QĐ-UBND, áp dụng cho những năm đầu thực hiện Luật Đất đai 2024 thì
hợp tình hợp lý hơn và sau một thời gian có thể điều chỉnh lại mức thu.
Thứ 6, Hiệp hội đề nghị thành phố chỉ đạo Sở
Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành khẩn trương xác định nghĩa vụ tài
chính bổ sung (nếu có) của một số dự án nhà ở thương mại để các chủ đầu tư thực
hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung.
Hiệp hội đã đề nghị cấp
có thẩm quyền xem xét cho phép áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất để
tính tiền sử dụng đất các dự án nhà ở thương mại.
Đề xuất thứ 7, Hiệp hội đề nghị thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp
với các Sở, ngành khẩn trương rà soát khoảng 10 dự án khu dân cư nhà ở thương mại
thực hiện theo cơ chế chủ đầu tư chính (cấp 1) - các chủ đầu tư thành phần (cấp 2).
Giải pháp thứ 8, để thực hiện mục tiêu phát
triển 100.000 căn hộ nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2030,
Hiệp hội đề nghị UBND thành
phố chỉ đạo các Sở, ngành và UBND cấp
xã tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực hiện quy trình, thủ tục đối
với dự án nhà ở xã hội theo các cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết số
201/2025/QH15 và Nghị định số 192/2025/NĐ-CP.
Và cuối cùng, Hiệp hội đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Tư pháp sớm thẩm định
dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
26/2025/QĐ-UBND, để tạo điều kiện cho các chủ sở hữu căn hộ nhà chung cư được
thực hiện quyền cho thuê căn hộ dài hạn (từ 30 ngày trở lên) hoặc cho thuê căn
hộ ngắn hạn (dưới 30 ngày, theo tuần, theo ngày) để góp phần thúc đẩy phát triển
du lịch.
Thị trường nhà ở TP.HCM thời gian qua vẫn tiếp tục tình trạng thiếu nguồn cung, đặc biệt là nhà ở xã hội. Vì vậy, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã đề xuất nhiều giải pháp để cải thiện.
Các chuyên gia đánh giá, nhóm khách thuê từ các ngành công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm và giáo dục… chiếm tỷ lệ lớn trong các giao dịch văn phòng cho thuê tại TP.HCM.
Thành phố Los Angeles đã đệ đơn kiện công ty cho thuê nhà Airbnb với cáo buộc thổi giá cho thuê tại ít nhất 2.000 bất động sản trong thời gian xảy ra cháy rừng ở miền Nam California hồi tháng 1 vừa qua, theo thông báo từ Luật sư thành phố Hydee Feldstein Soto hôm thứ Sáu 18/7.
6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản TP.HCM đã tăng trưởng dương 9,1% so với cuối năm 2024, cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, giá bán các phân khúc vẫn leo thang đặc biệt là căn hộ.
Thị trường nhà ở TP.HCM thời gian qua vẫn tiếp tục tình trạng thiếu nguồn cung, đặc biệt là nhà ở xã hội. Vì vậy, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã đề xuất nhiều giải pháp để cải thiện.
Các chuyên gia đánh giá, nhóm khách thuê từ các ngành công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm và giáo dục… chiếm tỷ lệ lớn trong các giao dịch văn phòng cho thuê tại TP.HCM.
Thành phố Los Angeles đã đệ đơn kiện công ty cho thuê nhà Airbnb với cáo buộc thổi giá cho thuê tại ít nhất 2.000 bất động sản trong thời gian xảy ra cháy rừng ở miền Nam California hồi tháng 1 vừa qua, theo thông báo từ Luật sư thành phố Hydee Feldstein Soto hôm thứ Sáu 18/7.
6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản TP.HCM đã tăng trưởng dương 9,1% so với cuối năm 2024, cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, giá bán các phân khúc vẫn leo thang đặc biệt là căn hộ.