Thị trường nhà đất phía Nam tăng nhiệt nhờ loạt dự án hạ tầng
Thị trường nhà đất phía Nam thời gian gần đây đang có dấu hiệu tăng nhiệt sau giai đoạn tê liệt. Trong đó, yếu tố hạ tầng, giao thông với hàng loạt dự án lớn đang được triển khai là lực quan trọng, thúc đẩy thị trường tăng nhiệt.
Ghi nhận của PV Thế Giới Tiếp Thị, tại khu vực phía Nam, hàng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm đang được "tốc lực" triển khai. Hệ thống hạ tầng giao thông ở khu vực các tỉnh phía Nam vùng kết nối trọng điểm từ TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu - Long An gần như đã gắn kết đồng bộ.
Cụ thể, các tuyến đường kết nối trọng điểm trong khu vực bao gồm: Cao tốc Long Thành - Dầu Giây - Phan Thiết (nối từ TP.HCM đi Phan Thiết); Quốc lộ 13; Mỹ Phước Tân Vạn (nối từ Bình Dương đến TP.HCM và Đồng Nai); Cao tốc TP.HCM - Trung Lương (từ TP.HCM đi Long An và các tỉnh phía Tây); hay cầu Nhơn Trạch (nối Nhơn Trạch và TP.Thủ Đức); cao tốc TP.HCM - Bến Lức ; Long Thành (dự kiến hoàn thiện dịp 30/4).
Các dự án trọng điểm kết nối vùng, giúp thị trường nhà đất tăng nhiệt. Ảnh: Gia Linh
Bên cạnh đó, những công trình trọng điểm quốc gia đang được đẩy mạnh xây dựng tạo liên kết vùng như Vành đai 3 TP.HCM; Vành đai 4 TP.HCM; Vành đai 2 TP.HCM; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu…
Báo cáo của Viện nghiên cứu Kinh tế, Tài chính, bất động sản Dat Xanh Services nhận định năm 2023-2024 là thời điểm của sự “bứt tốc” trong công tác xây dựng các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Không chỉ là địa bàn kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ mà còn lan rộng kết nối qua khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Lưu Quang Tiến - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services cho rằng “Với việc đầu tư công được chú trọng, đặc biệt các công trình giao thông trọng điểm được xây dựng, việc rút ngắn thời gian di chuyển, liên kết vùng sẽ rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, khi vốn đầu tư được cơ quan chức năng giải ngân sớm, thúc đẩy xây dựng, nhiều ngành nghề “ăn theo”, dòng tiền luân chuyển, năm 2025 sẽ đón nhận nhiều thông tin tích cực từ kinh tế của nhiều lĩnh vực” ông Tiến nhận định.
Thị trường nhà đất phía Nam hưởng lợi nhờ yếu tố hạ tầng. Ảnh: Gia Linh
Cũng theo ông Tiến, việc hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ cũng là “cú hích” cho thị trường bất động sản. Bởi việc di chuyển thuận lợi, kết nối xuyên suốt giữa các địa phương, khu vực trung tâm TP.HCM với các dự án là điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Anh Hùng – một nhà đầu tư bất động sản cho hay mình thường chọn mua dự án hoặc đất ở nơi có hạ tầng giao thông thuận tiện, khu dân cư đông đúc. Đặc biệt là kết nối với trung tâm TP.HCM ở mức 20-30km, đây là một trong những điều kiện thuận lợi. Chính vì vậy, hạ tầng càng phát triển thì bất động sản cũng sẽ tăng trưởng và ổn định theo. Hiện nay, trước thông tin sáp nhập các tỉnh thành thì dự án nằm giáp ranh các công trình trọng điểm đang rất được săn đón.
Đây là 1 trong những nội dung nằm trong Chương trình phát triển đô thị Lý Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Hội đồng thẩm định các chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh, thẩm định và báo cáo cho cấp thẩm quyền Quảng Ngãi.
So với đợt đầu tiên, tại lần đấu giá thứ 2 ở nhiều vị trí giá đấu trúng cao hơn hàng trăm triệu đồng/lô; so với khởi điểm giá đấu trúng cao hơn ít nhất 600 triệu – 1,4 tỷ đồng/lô.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa kiến nghị tháo gỡ nhiều vướng mắc, tạo cơ chế cho nhà đầu tư một số dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM và một số địa phương khác.
Các chủ đầu tư cùng được ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT... thế nhưng mỗi dự án được công bố với mức giá khác nhau và có xu hướng tăng dần lên tới 25 triệu đồng/m2.
Đây là 1 trong những nội dung nằm trong Chương trình phát triển đô thị Lý Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Hội đồng thẩm định các chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh, thẩm định và báo cáo cho cấp thẩm quyền Quảng Ngãi.
So với đợt đầu tiên, tại lần đấu giá thứ 2 ở nhiều vị trí giá đấu trúng cao hơn hàng trăm triệu đồng/lô; so với khởi điểm giá đấu trúng cao hơn ít nhất 600 triệu – 1,4 tỷ đồng/lô.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa kiến nghị tháo gỡ nhiều vướng mắc, tạo cơ chế cho nhà đầu tư một số dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM và một số địa phương khác.
Các chủ đầu tư cùng được ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT... thế nhưng mỗi dự án được công bố với mức giá khác nhau và có xu hướng tăng dần lên tới 25 triệu đồng/m2.