Theo thống kê của Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh, tại cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) từ đầu năm 2021 đến tháng 3/2022 đến nay khoảng 439 tàu cá có chiều dài trên 6m vào cảng cá để bốc dỡ hàng hoá. Trong đó, có 185 tàu cá trong tỉnh và 254 tàu cá ngoại tỉnh như: Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình…
Tuy nhiên, từ tháng 4/2022 đến nay, trong tổng số các tàu cá trên có 148 tàu cá Hà Tĩnh và 127 tàu cá ngoại tỉnh vào cảng cá Cửa Sót để bốc dỡ hàng hoá.
Nguyên nhân được Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh xác định, do giá xăng dầu tăng, kéo theo các chi phí khác như: nhân công, lương thực thực phẩm … cũng tăng khiến chi khí mỗi lần ra khơi đội giá rất cao, nguồn thu của ngư dân giảm nên họ không tham gia đánh bắt.
Không chỉ ảnh hưởng bởi giá dầu, sản lượng đánh bắt giảm, giá thu mua thấp cũng khiến ngư dân không còn mặn mà với những chuyến ra khơi.
Tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) có 107 tàu thuyền hoạt động khai thác hải sản (trong đó có 20 chiếc có công suất trên 90CV). Hiện nay, giá dầu tăng cao, giá hải sản giảm khiến khoảng 25% trong tổng số tàu, thuyền của địa phương phải nằm bờ.
Ngư dân Ngô Văn Ngọc (37 tuổi trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà), buồn bã, nói: "Thuyền chúng tôi có công suất 45CV, đánh bắt gần bờ, mỗi chuyến ra khơi kéo dài khoảng 3-4 ngày. Trước khi giá dầu tăng thì mỗi ngày thuyền chúng tôi tiêu tốn khoảng 4 triệu tiền dầu để phục vụ đánh bắt, nhưng hiện nay giá dầu tăng đã lên đến 7 triệu.
Tiền dầu tăng nhưng giá thuỷ sản lại giảm, trước đây giá 1 tấn cá như: cá mú, cá cơm… chúng tôi bán 18 triệu đồng nhưng nay chỉ còn 10 triệu đồng/tấn. Từ Tết đến nay, trừ chi phí chúng tôi chỉ thu về khoảng 20 triệu đồng/người, những năm trước là 60 triệu đồng".
Theo anh Ngọc, năm nay thất vụ mùa cá. Nếu so với các năm trước, thời điểm này đi 1 ngày đánh được 2 tấn cá, hiện tại muốn đánh được 1 tấn cá các thuyền viên phải ra khơi 3-4 ngày.
Chị Nguyễn Thị Hà (45 tuổi, trú tại xã Thạch Kim, Lộc Hà) thông tin, chồng chị là anh Nguyễn Văn Nam -Thuyền trưởng tàu có số hiệu HT902 đóng mới vào năm 2014 gồm có 6 thành viên. Các năm trước nghề biển thuận lợi, giá dầu rẻ anh Nam mang về cho gia đình khoảng 300 triệu đồng, riêng các thuyền viên thì 150 triệu đồng/năm.
Năm nay, từ 3 tháng trở lại đây thuyền anh Nam chỉ chia cho thuyền viên gần 1 triệu đồng/tháng, anh Nam nhận chưa đến 2 triệu đồng.
Còn bà Nguyễn Thị Châu, trú tại xã Thạch Kim cho hay: "Các năm trước nghề biển thuận lợi, trung bình mỗi tháng tôi thu mua của bà con ngư dân khoảng 2-3 tấn cá các loại để nhập đi các chợ đầu mối.
Thời gian gần đây lượng hải sản ngư dân đánh bắt ít dần cộng thêm họ ít đi, do giá dầu tăng, tôi chỉ thu mua được gần 1 tấn cá/tháng. Từ nhỏ đã theo cha đi biển, lớn lên thì đi buôn bán cá, nhưng tôi thấy chưa năm nào ngư dân lại khổ như thế này".
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Đình Hưng - Chủ tịch UBND xã Thạch Kim, cho biết: "Bà con xã Thạch Kim phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào thương mại, dịch vụ, khai thác, chế biến và buôn bán thuỷ hải sản. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xã có nhiều tàu thuyền không hoạt động, do giá xăng dầu tăng cao, giá hải sản giảm khiến ngư dân không ra khơi và kéo theo các ngành nghề khác cũng ảnh hưởng".
Là ngư dân ở Nghệ An cập bến ở cảng Cửa Sót để bán cá, ông Trương Quang Quế, (55 tuổi trú tại xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai), chia sẻ: "Chúng tôi thường khai thác thuỷ sản ở ngư trường 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vừa có thể giữ gìn chủ quyền biển đảo vừa phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá dầu tăng mạnh, lượng thuỷ sản khai thác ít đi, nhiều ngư dân chán nản, để tàu nằm bờ mà không ra khơi. Tàu chúng tôi có công suất máy 450KW, mỗi tháng tiêu tốn từ 7.000-10.000 lít dầu diesel (khoảng 250 triệu đồng/tháng) cao hơn cùng kỳ các năm trước từ 70-90 triệu đồng.
Tháng 4 và 5 vừa qua, mỗi chuyến ra khơi chúng tôi thu về gần 300 triệu đồng và 500 triệu đồng. Tuy nhiên, tiền dầu chiếm 1/2 cộng thêm tiền lương các thành viên là 7-9 triệu đồng/tháng (có 8 thành viên) và các khoản phí khác khiến chủ tàu lỗ nặng. Từ ra Tết Nguyên đán đến nay, trung bình mỗi tháng chủ tàu phải bù lỗ trên 100 triệu đồng".
Do thu không đủ chi, ông Nguyễn Sỹ (trú tại xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) đã bị chủ tàu nợ lương: "Từ 2 tháng trở lại đây, đi biển thua lỗ nên chủ tàu phải nợ lương chúng tôi. Chi phí cho mỗi chuyến đi tăng cao, thu không đủ chi, nhiều tàu, thuyền phải nằm bờ. Những chiếc ra khơi cũng không đủ người, mỗi người phải kiêm thêm nhiều việc, mới thực hiện công việc đánh bắt".
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Phú - Cán bộ Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh, cho biết: "Cảng cá Cửa Sót là nơi neo đậu, bốc dỡ hàng hóa cho hàng trăm tàu thuyền đến từ các tỉnh như: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… Thời gian gần đây do giá dầu diesel tăng mạnh bên cạnh đó lượng thuỷ sản khai thác được giảm hơn so với cùng kỳ các năm khiến ngư dân gặp rất nhiều khó khăn".
"Tính đến tháng 6/2022, tại cảng cá Cửa Sót đã có hơn 5.000 lượt tàu ra vào để bốc dỡ cá, tổng trọng lượng ước tính là 3.100 tấn, thấp hơn 30% so với cùng kỳ các năm trước. Các ngư dân gặp khó khăn cũng ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác như: dịch vụ mua bán, chế biến thuỷ sản, dịch vụ về lương thực thực phẩm cũng thất thu" - ông Phan Văn Phú - Cán bộ Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh, thông tin.
Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và nguyên chủ tịch HĐQT tại 1 ngân hàng, bị Viện Kiểm sát đề nghị tổng hình phạt 28-29 năm tù về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Từ ngày 1/1/2025, tất cả các ứng dụng ngân hàng không được có chức năng ghi nhớ mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng, theo Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.