Hàng trăm năm trước, xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã được biết đến là vùng trồng trầu không nổi tiếng. Theo các cụ già trong làng, trầu không ở đây mang hương vị đặc trưng khác biệt, lá trầu dày, cay, giòn, thơm ngon nức tiếng. Do đó, loại trầu này thường được dùng để cung tiến dâng lên nhà vua, nên được gọi là “trầu tiến vua”.
Là thành viên trong gia đình có truyền thống trồng trầu nhiều thế hệ, bà Nguyễn Thị Phú (thôn Văn Sơn) cho biết, cây “trầu tiến vua” thích hợp bón phân chuồng, phân vi sinh, chứ không bón phân hóa học và phun thuốc.
Đất trồng trầu không được ngập nước, nhưng cũng không thể thiếu nước. Khi thời tiết nắng nóng hoặc gió nhiều thì làm giàn che bóng mát, che gió và kết hợp với tưới nước, bón phân thì cây trầu sẽ phát triển tốt.
“Để có sản phẩm đảm bảo chất lượng, người trồng phải thường xuyên tỉa bỏ những lá nhỏ, lá hỏng, mỗi cành chỉ để từ 3 - 5 lá. Điều đặc biệt, để có lá trầu dày, khi ăn có vị cay nồng, thơm thì chỉ có đất ở thôn Văn Sơn”, bà Phú chia sẻ.
Toàn xã Đỉnh Bàn hiện có trên 100 hộ dân trồng trầu với diện tích hơn 2,5ha. Tuy nhiên, thôn Văn Sơn vẫn là nơi được trồng nhiều nhất. Tại đây dòng họ Phạm Công đặc biệt vinh dự được Bộ Công Thương phong tặng “Bảng vàng gia tộc”, công nhận là nghề truyền thống Việt Nam.
Ông Phạm Công Nhứ (70 tuổi) cho biết, cây trầu đã nuôi sống người dân bao đời nay nên trải qua bao thế hệ, những người đi trước luôn động viên con cháu, người dân trong vùng phát triển để vừa nâng cao thu nhập, vừa bảo lưu giá trị văn hóa làng nghề truyền thống của cha ông.
“Tôi từng tham gia quân ngũ, sau đó tha phương tìm kiếm nhiều nghề nhưng rồi quyết định về quê gắn bó với nghề trồng trầu hơn 40 năm nay. Hiện tại, vợ chồng tôi trồng hơn 400 gốc trầu, cũng nhờ những gốc trầu này mà vợ chồng tôi nuôi được 5 người con ăn học”, ông Nhứ cho hay.
“Trầu tiến vua” ở xã Đỉnh Bàn cho thu hoạch quanh năm, nhưng từ tháng 10 âm lịch đến tháng Chạp là thời điểm làng trầu nhộn nhịp nhất. Những ngày này, trên mọi nẻo đường làng, ngõ xóm ở xã Đỉnh Bàn đi đâu cũng bắt gặp cảnh người dân tất bật hái lá, thương lái nhộn nhịp vào ra vận chuyển trầu đi tiêu thụ khắp mọi nơi.
Năm nay, gia đình anh Ngô Viết Dũng có 300 gốc trầu cho thu hoạch vào dịp Tết. Theo dự tính, nếu bán hết sẽ mang lại thu nhập cho gia đình anh khoảng 20 triệu đồng.
“Trầu cứ thu hoạch đến đâu là có người thu mua tận vườn đến đó. Mỗi ngày, có hàng chục thương lái ở khắp các tỉnh miền Trung tìm đến Văn Sơn mua trầu. Dịp này, mỗi hộ trồng trầu có thể bỏ túi từ 20 - 25 triệu đồng”, anh nói.
Chị Lê Thị Hoa (một thương lái ở TP Hà Tĩnh) cho biết, “trầu tiến vua” ở xã Đỉnh Bàn được khách hàng rất ưa chuộng. Hàng năm cứ vào tháng 10 âm lịch, chị đã đến tận các vườn trầu để đặt trước, bảo đảm hàng phục vụ trong dịp Tết.
“Tết đến nhu cầu trầu tăng cao, đặc biệt là loại “trầu tiến vua” nhập về từng nào cũng bán hết. Để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, tôi phải thu mua 2 vườn trầu tại thôn Vân Sơn”, chị Hoa nói.
Ông Phạm Công Thi (thôn Văn Sơn) cho biết, những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ “trầu tiến vua” tăng lên. Vì thế, người dân ở thôn Văn Sơn và vùng phụ cận đã mở rộng diện tích, đồng thời chủ động trồng xen kẽ giữa lớp trầu lâu năm lẫn trầu tơ để tăng sản lượng lá.
“Gia đình tôi trồng trầu tiến vua khoảng 20 năm nay, hiện nay có hơn 300 gốc. Những ngày bình thường tôi bán được từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày, còn ngày cận Tết như thế này thì trung bình mỗi ngày tôi thu về 2 triệu đồng/ngày. So với các loại cây nông nghiệp khác, theo tôi trầu là loại cây cho nguồn thu tốt nhất với bà con nơi đây”, ông Thi phấn khởi nói.
Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.