Điểm nổi bật đầu tiên là với việc lội ngược dòng cuối năm đã đưa XK thủy sản cả nước cán đích năm 2021 với kim ngạch 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020. Trong đó, tôm mang về gần 3,9 tỷ USD (tăng 4%); cá tra tăng tốc mạnh 2 tháng cuối năm để cán đích với trên 1,6 tỷ USD (tăng 8,4%); các mặt hàng hải sản đạt 3,4 tỷ USD) tăng 7%.
Trước đó, do dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở 19 tỉnh thành phía Nam trong quý III, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ duy trì được 30-50% công suất. XK thủy sản các tháng quý III/2021 giảm 25-30% so với cùng kỳ năm 2020.
Điểm nổi bật thứ hai và cũng là một trong những điểm sáng nhất của ngành hàng này là XK sang thị trường Mỹ đạt kỷ lục 2 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2020, chiếm 23% tổng XK thủy sản của Việt Nam.
Ngoài ra, XK sang nhiều thị trường tăng trưởng vượt trội như EU tăng 12%; Hàn Quốc tăng 6%; một số nước trong khối hiệp định CPTPP như Australia tăng 16%, Mexico tăng 49%... Thị trường Nga cũng tăng 21% nhờ số doanh nghiệp (DN) được phép XK sang thị trường này tăng thêm 25 DN, lên 50 DN trong năm 2021.
Một điểm sáng khác là giá trung bình XK thủy sản sang các thị trường lớn tăng trung bình 10-30%. Bên cạnh các đòn bẩy thúc đẩy như lợi thế thuế quan từ các hiệp định FTA, nhu cầu tăng mạnh ở các thị trường, thì giá XK tăng là một tác nhân chính đưa kim ngạch XK thủy sản năm 2021 tăng, nhất là những tháng cuối năm khi đơn hàng tăng, nguồn cung thấp.
Xuất khẩu cá tra cán đích năm 2021 xa dự đoán với trên 1,6 tỷ USD, tăng 8,4%. Ảnh: Cảnh Kỳ |
Trong khi đó, XK thủy sản sang thị trường Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, với mức 1,1 tỷ USD, giảm 17% so với năm 2020. Chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh đến XK thủy sản Việt Nam sang thị trường này.
Việc Trung Quốc kiểm tra chặt để truy vết virus corona trên hàng thủy sản nhập khẩu qua các cửa khẩu đường biển, đường bộ và cả đường hàng không, gây ách tắc giao thương và thông quan hàng vào thị trường này trong gần hết cả năm 2021…
Các điểm đáng chú ý khác của XK thủy sản năm 2021 được liệt kê như: Cước tàu biển đi các thị trường tăng mạnh 4-10 lần so với trước dịch, kèm theo các khó khăn khâu vận chuyển trong nước nên hàng hóa nhiều địa phương bị ách tắc; các chi phí đầu vào đều tăng mạnh.
Các nội dung kiến nghị hỗ trợ cho DN vượt qua khó khăn do dịch COVID-19 được giải quyết, như: ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 cho công nhân; phương án chống dịch theo cách tiếp cận “sống chung với COVID” tại Nghị định 128/NĐ-CP; kiến nghị về chính sách xét nghiệm và tiêm vắc xin COVID-19 cho tài xế vận chuyển hàng hóa, “1 cung đường – 2 địa điểm”, “y tế tại chỗ”; giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm tiền điện; vướng mắc về áp dụng ưu đãi thuế thu nhập DN…
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.