Hà Nội 31oC
Thứ sáu, 02/06/2023

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng gần 30 lần

02/07/2022 6:42 AM (GMT+7)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 5/2022, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 771 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng gần 30 lần - Ảnh 1.

ảnh minh họa

Hai sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất là cá tra chiếm 48% và tôm chiếm 35% xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc.

5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra tăng 124% đạt 371 triệu USD. Trong đó, sản phẩm cá tra phile, cắt khúc đạt 297 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu cá tra nguyên con tươi/đông lạnh tăng 58% đạt gần 74 triệu USD.

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay đột phá với mức tăng gấp gần 29 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 108 triệu USD, cao gần bằng kim ngạch tôm chân trắng (119 triệu USD, tăng 61%). Trong khi đó, xuất khẩu tôm sú giảm 9% chỉ đạt 43 triệu USD.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc từ tháng 3 đến tháng 5 tăng trưởng dao động từ 126% - 140%. Tháng 5/2022, đạt 88 triệu USD, tăng 126% so với tháng 5/2021 (năm 2021 đạt khoảng 38 triệu USD). Lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 275 triệu USD, tăng 101% so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2021 đạt khoảng 136 triệu USD).

Ngoài 2 sản phẩm chủ lực nói trên thì xuất khẩu đa số các loại hải sản sang Trung Quốc sụt giảm so với cùng kỳ năm trước: cá ngừ giảm 60%, các loại cá biển giảm 9%, chả cá và surimi giảm 25%…

Theo chuyên gia VASEP, Covid-19 bùng phát mạnh và chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc khiến cho xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này gặp nhiều ách tắc, khi nhiều cảng nhập khẩu bị đóng cửa và việc kiểm tra Covid trên hàng đông lạnh ngày càng khắt khe.

Tuy nhiên, vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung thuỷ sản cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc đang gia tăng thu hút nhiều hơn số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang đây bất chấp những thách thức trên.

Về xu hướng, thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục bị chi phối bởi dịch Covid khiến nhập khẩu thuỷ sản bị ảnh hưởng. Đại dịch dẫn đến một số thay đổi trên thị trường như nhà hàng bị hạn chế, tiêu thụ kênh nhà hàng giảm; có sự thay đổi hình thức sản phẩm; thay đổi kênh phân phối như thu hẹp kênh phân phối truyền thống (siêu thị, cửa hàng); mở rộng nền tảng thương mại điện tử. Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch và ảnh hưởng gián tiếp đến việc tiêu thụ thủy sản.

Tuy nhiên về dài hạn, thủy sản nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng. Là một loại thuỷ sản phổ biến, tôm sẽ được tiêu thụ nhiều hơn trong các hộ gia đình. Nguồn cung tôm từ Trung Quốc giảm trong 3 năm qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các loài thủy sản nhập khẩu mà người tiêu dùng Trung Quốc thích ăn và các loại có khối lượng nhập khẩu lớn bao gồm tôm, cá hố, mực ống, cá tra, cá hồi...

Chính phủ Trung Quốc cũng đang thảo luận để đưa ra các chính sách kinh doanh thuận lợi và cung cấp các gói kích cầu để khuyến khích chi tiêu của người tiêu dùng. Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ tôm tại thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc dự kiến vẫn tăng trưởng mạnh trong các tháng tới.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gần 80% người Việt sẵn sàng không dùng tiền mặt 3 ngày liên tiếp

Gần 80% người Việt sẵn sàng không dùng tiền mặt 3 ngày liên tiếp

Thay vì sử dụng tiền mặt, người Việt đang ưa chuộng các hình thức thanh toán kỹ thuật số như ví điện tử, ứng dụng ngân hàng hay qua mã QR.

Cắt điện liên tục ở tỉnh có 8 nhà máy nhiệt điện

Cắt điện liên tục ở tỉnh có 8 nhà máy nhiệt điện

Mới chớm hè nhưng tình trạng cắt điện luân phiên đã liên tục xảy ra ở Quảng Ninh - nơi được mệnh danh là thủ phủ của các nhà máy nhiệt điện, với 8 nhà máy. Có những ngày, nhiều nơi bị cắt điện tới 2 lần, thậm chí giữa đêm khuya, khiến nhiều gia đình có con nhỏ giữa đêm phải di tản đi ở nhờ.

Điện lực Hà Nội đưa lý do giải thích chuyện cắt điện

Điện lực Hà Nội đưa lý do giải thích chuyện cắt điện

EVN Hà Nội nói nắng nóng kéo dài đã tạo ra nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến, ẩn chứa nhiều nguy cơ xảy ra sự cố. Để đảm bảo an toàn vận hành hệ thống điện nên một số khu vực tại Hà Nội phải dừng, giảm cấp điện khẩn cấp.

Những ngành nghề phải cắt giảm nhiều lao động nhất trong 5 tháng đầu năm

Những ngành nghề phải cắt giảm nhiều lao động nhất trong 5 tháng đầu năm

Việc cắt giảm lao động vẫn trong khả năng kiểm soát, nhưng nếu khó khăn về thiếu đơn hàng, thiếu nguyên vật liệu, giá năng lượng không được giải quyết thì số lượng lao động phải cắt giảm việc làm sẽ tăng cao, và lan sang các ngành nghề khác trong thời gian tới…

Thủ tướng chúc mừng Đại lễ Phật đản

Thủ tướng chúc mừng Đại lễ Phật đản

Sáng 2/6, tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.

Làn sóng trả mặt bằng đắt đỏ

Làn sóng trả mặt bằng đắt đỏ

Số lượng mặt bằng ở trung tâm TP.HCM, Đà Nẵng đóng cửa ngày càng nhiều đã phản ánh cuộc cải tổ lớn chưa từng có trong nửa thế kỷ qua đối với ngành bán lẻ.