Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia của Anh, cuộc xung đột này có thể khiến nền kinh tế thế giới mất 1.000 tỷ USD và thêm 3% vào lạm phát toàn cầu trong năm 2022. Xung đột tại Ukraine tạo nên khủng hoảng đối với nền kinh tế toàn cầu
Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine đã kéo theo cú sốc về giá cả hàng hóa trên toàn thế giới, làm chao đảo các thị trường năng lượng, kim loại, phân bón và lương thực… Giá hàng hóa đã tăng theo chiều xoắn ốc do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn.
Một trong những tác động mạnh nhất là tới thị trường khí đốt. Ngay sau khi các lệnh trừng phạt chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu có hiệu lực, giá khí đốt ở châu Âu đã liên tục lập đỉnh. Giá hợp đồng khí đốt kỳ hạn giao vào tháng 4 tại trung tâm TTF ở Hà Lan đã có lúc tăng tới 3.639,1 USD/1.000m3, tương đương 322 euro/megawatt giờ (MWh), mức cao nhất mọi thời đại. Cú sốc về giá khí đốt đã lập tức phản ánh trên các hóa đơn điện, nước khiến các hộ gia đình châu Âu phải thắt chặt chi tiêu.
Giá dầu thế giới cũng tăng cao nhất trong gần 1 thập kỷ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo áp đặt lệnh cấm nhập các loại dầu thô, một số sản phẩm dầu khí và than của Nga. Nguyên nhân là bởi Nga là nhà xuất khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới, cung cấp khoảng 1/10 lượng dầu tiêu thụ trên toàn cầu.
Trong tháng 3, giá dầu thô Brent đã chạm ngưỡng 130 USD/1 thùng, đẩy giá xăng tại Mỹ tăng lên mức 4,43 USD/gallon, ở một số khu vực giá xăng đã tăng lên mức 6 USD/gallon, thậm chí tại Los Angeles lên đến gần 7 USD/gallon. Trước đó, mức cao kỷ lục đối với giá xăng là 4,11 USD/gallon vào tháng 7/2008.
Bộ phận nghiên cứu của ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) nhận định rằng giá dầu Brent có thể đạt mức 175 USD/thùng trong năm nay nếu 2/3 lượng dầu xuất khẩu từ đường biển của Nga bị cắt giảm do tình hình căng thẳng ở Ukraine. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo kịch bản giá dầu có thể tăng lên mức 300 USD/thùng nếu phương Tây tiếp tục áp đặt các biện pháp cấm vận nhằm vào Nga.
Giá lương thực cũng không thể thoát khỏi vòng xoáy tăng giá bởi Nga vốn là nhà cung cấp lúa mì lớn nhất thế giới. Ukraine và Nga chiếm 30% tỷ trọng xuất khẩu lúa mì, 19% xuất khẩu ngô và 80% xuất khẩu dầu hướng dương của thế giới. Giá lúa mì kỳ hạn tương lai giao dịch trên sàn Chicago trong tháng 3 đã leo lên mức cao nhất 14 năm, lên tới 11,34 USD/bushel.
Giá tất cả các kim loại cần thiết trong sản xuất ô tô như nhôm, palladium, nickel, cô-ban, lithium, titan, bạch kim... cũng đều leo thang. Nickel kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch Kim loại London đã nhanh chóng tăng vọt lên mức cao kỷ lục trên 100.000 USD/tấn trong tháng 3.
Henning Gloystein, một nhà phân tích của Eurasia Group, cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ thấy giá hàng hóa tăng ngột ngột và mạnh mẽ trên diện rộng như vậy. Chừng nào căng thẳng con chưa hạ nhiệt đáng kể, mức giá kỷ lục hoặc hoặc xu hướng tăng do các lệnh trừng phạt và chuỗi cung ứng bị gián đoạn sẽ tiếp diễn đối với nhiều mặt hàng.”
Theo bà Laura Rabinowitz, một luật sư thương mại tại Công ty Greenberg Traurig, dù từng ngành công nghiệp sẽ phải chịu những tác động khác nhau khi căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine leo thang nhưng chắc chắn đó là những thiệt hại không nhỏ do chuỗi cung ứng vốn đã bị tổn thương vì đại dịch Covid-19 nay lại tiếp tục gặp khó khăn.
Xung đột Nga – Ukraine đang gây gián đoạn nghiêm trọng tới hoạt động vận tải đường biển và hàng không trên thế giới. Theo CNBC, cuộc giao tranh ở Ukraine đã cắt đứt nhiều tuyến đường vận chuyển quan trọng, buộc các công ty logistics tạm ngừng dịch vụ khiến giá cước vận chuyển hàng hóa tăng vọt.
Tuyến đường hàng hải ra vào biển Azov, một trong số ít các điểm tiếp cận thương mại đường biển ở Ukraine, hiện ở trong tình thế không thể tiếp cận được do lực lượng quân sự Ukraine và Nga đã chặn cửa vào. Nhiều cảng biển của Ukraine đang đóng cửa vì bị pháo kích làm cho hư hại.
Thêm vào đó, việc không phận Ukraine đóng cửa với các chuyến bay dân sự và các hãng hàng không tránh bay qua không phận Nga đã làm giảm đáng kể lượng cung cấp hàng hóa từ các hãng hàng không, đẩy giá cước vận chuyển hàng không tăng đột biến. Ngoài ra, giá năng lượng liên tục lập đỉnh cũng góp phần đẩy chi phí vận chuyển lên cao hơn.
“Gã khổng lồ” vận tải biển Maersk và loạt hãng vận tải lớn khác như Ocean Network Express, Hapag-Lloyd và MSC đã thông báo sẽ tạm dừng tất cả các chuyến hàng đến và đi từ Nga bằng đường biển, đường hàng không và đường sắt, ngoại trừ hàng thực phẩm và thuốc men.
Vấn đề nhân lực vận tại biển cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ tình hình chiến sự. Các thuyền viên Ukraine và Nga chiếm 14,5% lực lượng lao động vận tải biển toàn cầu trong khi nhiều tàu đã bị trúng đạn khiến thủy thủ đoàn bị thương hoặc mắc kẹt tại nơi neo đậu ở cảng. Thêm vào đó, những lo ngại về sự an toàn của thủy thủ đoàn và việc tăng phí bảo hiểm để đưa tàu đến Ukraine hoặc Nga cũng đã khiến các chủ tàu không hào hứng nhận các chuyến hàng đến hai nước này.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine có thể gây ra những bất ổn lớn, xói mòn triển vọng phục hội của nền kinh tế toàn cầu vốn đã suy yếu nghiêm trọng bởi đại dịch. Các nhà kinh tế cảnh báo về nguy cơ đình lạm, tức tăng trưởng kinh tế đình trệ trong khi lạm phát leo thang. Đây được xem như cuộc khủng hoảng lớn nhất ở châu Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Theo Bloomberg Economic, mức độ ảnh hưởng của cuộc xung đột còn phụ thuộc vào thời gian và những diễn biến chính trên chiến trường. Hãng này đã đưa ra ba kịch bản mà xung đột Nga - Ukraine có thể tác động đến tăng trưởng, lạm phát và chính sách tiền tệ.
Trong kịch bản lạc quan, nếu xung đột kết thúc nhanh, điều này sẽ giúp ngăn chặn một vòng xoáy tăng giá nữa trên thị trường hàng hóa, giữ cho sự phục hồi kinh tế của Mỹ và châu Âu đi đúng hướng. Còn ở kịch bản xấu nhất, nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu bị cắt, gây ra suy thoái, trong khi Mỹ phải thắt chặt đáng kể các điều kiện tài chính, ảnh hưởng lớn hơn đến tăng trưởng. Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ dự báo nếu giá dầu tăng lên mức 150 USD/thùng, lạm phát toàn cầu có thể tăng gấp đôi lên mức 7%.
Lạm phát leo thang sẽ làm giảm đà phục hồi kinh tế toàn cầu, đặc biệt khi chứng kiến chỉ số này mức cao kỷ lục tại Anh, Mỹ trong vài thập niên gần đây. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 15/3 cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine có thể tái định hình về cơ bản trật tự kinh tế toàn cầu trong dài hạn. IMF dự kiến sẽ giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 được đưa ra trước đó ở mức 4,4%. Còn Oxford Economics ước tính kinh tế toàn cầu chỉ đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?