Sau vài ngày triển khai, đi chợ hộ đã nhận được tín hiệu tích cực từ đông đảo người dân. Trước đó, ngày 23/8, TP.HCM thực hiện nghiêm "ai ở đâu, ở yên đó", người dân không trực tiếp ra ngoài mua thực phẩm mà phải thông qua hình thức đi chợ hộ do các tổ Covid-19 cộng đồng, đoàn thể địa phương thực hiện.
Người dân có nhu cầu gì cũng sẽ được đáp ứng
Cầm tờ phiếu đi chợ hộ vừa được tổ dân phố phát đến từng nhà, chị Đặng Huỳnh Như (ngụ phường 15, quận Phú Nhuận, TP.HCM) chọn một combo thịt heo, một combo thịt gà và hai combo rau quả với tổng số tiền hơn 700.000 đồng. Với bấy nhiêu thực phẩm, gia đình chị Như đủ dùng trong vòng một tuần.
"Tôi vừa nghe TP.HCM triển khai đi chợ hộ là hôm sau đã được phát phiếu mua thực phẩm. Thực phẩm tôi và những người trong phường được mua do một siêu thị lớn gần nhà cung cấp, giá niêm yết rõ ngay trên phiếu. Giá rất tốt, thậm chí rẻ hơn so với 1-2 hôm trước khi TP chính thức siết giãn cách", chị Như nói và không quên khoe thịt heo 160.000 đồng/kg; bắp cải, dưa leo, cà chua chỉ 20.000 đồng/kg.
Siêu thị tiếp nhận, gom đơn và chuyển hàng sau 24h kể từ lúc nhận đơn. Các tổ Covid-19 cộng đồng hỗ trợ phát đến từng nhà cho người dân trong giai đoạn giãn cách.
Không chỉ phát phiếu, nhiều nơi còn cho người dân đăng ký trực tuyến thông qua các tài khoản Zalo, đường link chung của khu phố, phường nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, đặc biệt hạn chế tiếp xúc trong mùa dịch.
Bà Đỗ Thị Mộng Thúy, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 2, quận Bình Thạnh, cho biết thay vì phát giấy, Hội đã triển khai sâu rộng mô hình này đến tất cả tổ dân phố qua các nhóm Zalo. Hội sẽ tổng hợp vào giao đơn cho các cửa hàng cung ứng trên địa bàn để soạn hàng cho từng hộ dân.
Điểm đặc biệt của phường là đơn hàng sẽ không hạn chế sản phẩm, người dân có nhu cầu gì sẽ được đáp ứng mặt hàng đó. Theo bà Thúy, ngay ngày đầu tiên thực hiện, Hội đã nhận được hơn 200 đơn của một khu phố và hàng được chuyển đến ngay ngày hôm sau.
Còn tại phường 3, quận Gò Vấp, thực tế, mô hình đi chợ hộ đã được địa phương triển khai khoảng 3 tháng nay do đây là một trong những "điểm nóng" đầu tiên về dịch Covid-19 tại TP.HCM.
Bà Nguyễn Thị Kim Loan - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ phường, cho biết việc triển khai đến nay rất thuận lợi. Dự báo nhu cầu vài ngày tới sẽ cao hơn nhưng với sự hỗ trợ của nhiều đoàn thể, nhất là sự tăng cường của lực lượng quân đội, bà tin vẫn đáp ứng được đầy nhu cầu của người dân.
Trong khi Tổ Covid-19 cộng đồng, lực lượng công an, quân đội, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, MTTQ… tất bật tại địa phương thì các hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm cũng thâu đêm suốt sáng soạn đơn hàng.
Đại diện các hệ thống siêu thị cho biết, từ lúc nhận được "lệnh" không bán trực tiếp, ngay lập tức, doanh nghiệp đã chủ động liên hệ từ cấp phường đến quận, huyện để trao đổi, lên các combo thực phẩm, hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân.
Đến nay, các hệ thống siêu thị Co.opmart, Satra, Big C, Aeon, Lotte Mart, MM Mega Market… đều đã lên các combo hàng đa dạng từ 100.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng mỗi combo. Đánh giá ban đầu từ người dân khá tốt vì các siêu thị đều đưa ra mức giá bình ổn, bằng hoặc thấp hơn so với bên ngoài.
Đại diện Satra - doanh nghiệp vận hành hơn 100 cửa hàng thực phẩm Satrafoods và 3 siêu thị Satra Mart tại TP.HCM - cho biết, dù có danh sách combo rất đa dạng nhưng các siêu thị vẫn đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương để hoàn thiện các combo nhằm phục vụ tốt nhất, kịp thời nhất nhu cầu của mỗi người dân.
Ông Nguyễn Anh Đức - Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho rằng phương án mua chung đã được doanh nghiệp thực hiện đều đặn với một số địa phương từ giữa cuối tháng 7, thông qua Hội Phụ nữ và các đoàn thể. "Việc triển khai mở rộng quy mô lần này cũng thuận lợi hơn, do đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác triển khai", ông Đức nói với NTNN.
Theo ông, mô hình này hoàn toàn phù hợp với chủ trương mới nhất của UBND TP.HCM về việc yêu cầu người dân toàn thành phố thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo tinh thần "ai ở đâu, ở yên đó", bởi chính quyền địa phương sẽ có phương án đảm bảo phân phối hàng hóa, thực phẩm đến từng hộ dân trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp.
(Còn nữa)
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.