Theo kết luận Thanh tra Sở Xây dựng, cơ quan chức năng chỉ ra chủ đầu tư Khu công nghiệp Tân Bình (tỉnh Bình Dương) đã có nhiều sai phạm trong công tác xây dựng và giải phóng mặt bằng.
Cụ thể, chủ đầu tư dự án Công ty Cổ phần Công nghiệp Tân Bình (Công ty Tân Bình) chưa thực hiện thủ tục điều chỉnh diện tích Khu công nghiệp theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ.
Ngoài ra, Công ty Tân Bình cũng chưa cập nhật lại vị trí của Khu công nghiệp trong các văn bản sau khi UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt điều chỉnh địa chỉ hành chính của Khu công nghiệp Tân Bình (do tách huyện Tân Uyên). Cần ghi cụ thể là: Khu công nghiệp Tân Bình, tại Thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên và xã Hưng Hoà, huyện Bàu Bàng.
Bên cạnh đó, từ tháng 8/2014, Công ty Tân Bình đã bắt đầu triển khai thi công xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án. Tuy nhiên, tại thời điểm trên dự án chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Tân Bình, ngày 21/9/2018 có điều chỉnh quy mô các tuyến đường. Đến nay, chủ đầu tư chưa lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án và chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng cho các nội dung đã được điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng.
Đáng chú ý, dự án còn nhiều vi phạm như chưa đầu tư hoàn chỉnh và dự án chưa đầy đủ hồ sơ về quản lý chất lượng trong quá trình thi công; Chưa được thẩm định an toàn giao thông theo quy định, đồng thời, tổ chức nghiệm thu không đúng trình tự, thủ tục quy định; Các công trình hạ tầng kỹ thuật chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng, nghiệm thu PCCC...
Về thủ tục đất đai, dự án Khu công nghiệp Tân Bình đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với tổng diện tích 329,5971ha/352,4971ha của các hộ dân. Hiện vẫn 30 hộ dân với 22,9ha chưa thoả thuận xong để đền bù, giải phóng mặt bằng).
Qua đó, Thanh tra Sở Xây dựng kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương tổ chức kiểm tra tình hình đầu tư xây dựng trong Khu công nghiệp Tân Bình, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với Công ty Tân Bình do đã có hành vi vi phạm tổ chức thi công xây dựng công trình không có Giấy phép xây dựng.
Thanh tra Sở Xây dựng yêu cầu Công ty Tân Bình khắc phục các tồn tại trong kết luận của Đoàn thanh tra, khẩn trương thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và hoàn thiện thủ tục pháp lý đầu tư, xây dựng theo quy định, đầu tư xây dựng công trình hạ tầng Khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt.
Được biết, dự án Khu công nghiệp Tân Bình (toạ lạc tại thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên và xã Hưng Hoà huyện Bàu Bàng) có quy mô hơn 352ha. Dự án trên được Chính phủ bổ sung vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam từ năm 2010.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.