Liên quan đến việc chuyển đổi công năng, di dời các nhà máy trong khu công nghiệp Bình Đường lên phía Bắc, lãnh đạo tỉnh Bình Dương vừa có chuyến khảo sát thực tế tại khu vực.
Theo đó, lãnh đạo chủ đầu tư và doanh nghiệp đều đồng thuận với chủ trương chuyển đổi công năng, di dời nhà máy lên phía Bắc của tỉnh. Chủ đầu tư và doanh nghiệp mong muốn được tiếp tục tham gia chuyển đổi công năng phát triển thương mại và dịch vụ của khu công nghiệp, góp phần tạo việc làm cho những lao động không muốn di chuyển lên phía Bắc của tỉnh.
Lãnh đạo Công ty TNHH Sung Hyun Vina (đang thuê đất tại khu công nghiệp) cho biết, hiện tại, công ty có 3 nhà máy chuyên sản xuất hàng may mặc đang hoạt động tại Bình Dương với hơn 2.000 lao động.
Để góp phần vào sự phát triển của Bình Dương, lãnh đạo công ty rất đồng thuận với chủ trương di dời nhà máy của tỉnh và sẵn sàng tham gia vào việc đầu tư phát triển thương mại – dịch vụ tại Dĩ An. Đồng thời mong muốn tỉnh có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp di dời nhà máy, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động bị ảnh hưởng.
Ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, chủ trương di dời các khu, cụm công nghiệp và doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp từ phía Nam lên phía Bắc của tỉnh là một chủ trương lớn, góp phần chỉnh trang đô thị, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở các địa phương phía Nam. Đồng thời đánh giá cao quan điểm, sự đồng thuận của chủ đầu tư và các doanh nghiệp đối với chủ trương của tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, việc di dời là cần thiết, song phải thực hiện thận trọng và khoa học, đảm bảo lợi ích chung của người lao động, doanh nghiệp và của tỉnh. Vì vậy thống nhất chọn Khu công nghiệp Bình Đường, Công ty TNHH Sung Hyun Vina để làm thí điểm chuyển đổi công năng và di dời nhà máy, sau đó rút kinh nghiệm triển khai rộng ra toàn tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cũng yêu cầu các ngành liên quan điều tra đánh giá tác động của việc di dời đối với người lao động, thực hiện các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đồng thuận di dời và xây dựng các hạ tầng đáp ứng đời sống, sinh hoạt của người lao động sau quá trình di dời, góp phần ổn định sản xuất của doanh nghiệp sau khi di dời.
Được biết, khu công nghiệp Bình Đường được thành lập từ năm 1993, có quy mô 16,5 ha do Tổng công ty Thương mại, Xuất nhập khẩu Thanh Lễ làm chủ đầu tư.
Đến nay, khu công nghiệp này đang thu hút 11 doanh nghiệp, gồm 05 doanh nghiệp thuê đất và 06 doanh nghiệp thuê nhà xưởng; giải quyết việc làm cho khoảng hơn 2.000 lao động.
Để phục vụ nhu cầu người dân, ngành đường sắt sẽ bổ sung nhiều đoàn tàu kết nối TP.HCM và các tỉnh miền Trung trong cao điểm Tết Nguyên đán.
Phần lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết của SATRA giảm mạnh phần nào cho thấy sự khó khăn của liên doanh Heineken tại thị trường Việt Nam. Hồi tháng 6, Heineken cũng vừa đóng cửa một nhà máy tại Quảng Nam.
Giá gạo ST25 thời gian qua liên tục tăng. Ngay cả thương hiệu gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua trước đây ít bị tác động trong những đợt tăng giá nhưng cũng đã điều chỉnh 2 lần trong tháng 9. Vì sao vậy?
Nếu chào bán thành công gần 50 triệu cổ phiếu, Đồng Tâm Group sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 995 tỷ đồng lên gần 1.493 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị - dịch vụ Long Thành tại huyện Long Thành.
Ngày 2/10, Hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024 do Cục Trồng trọt phối hợp Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty CP Phân bón Bình Điền tổ chức đã diễn ra tại TP Cần Thơ