Thị trường xuất khẩu nhiều nhất là Mỹ, sau đó tới Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, trong tháng 11, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước ước đạt trên 4,27 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,2% so với tháng 10 năm nay. Tính chung 11 tháng từ đầu năm, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 49, 04 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đóng góp cho sự tăng trưởng này, nhóm nông sản chính đạt trên 20,7 tỷ USD (tăng 6,6%); lâm sản chính đạt 15,6 tỷ USD (tăng 8,2%); thủy sản đạt 10,1 tỷ USD (tăng 27%), chăn nuôi đạt 361 triệu USD (giảm 8,4%); các sản phẩm đầu vào sản xuất trên 2,2 tỷ USD (tăng 38%).
Đến nay, có 8 sản phẩm (nhóm sản phẩm) đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD, gồm cà phê 3,5 tỷ USD, cao su 2,9 tỷ USD, gạo trên 3,2 tỷ USD, rau quả 3,1 tỷ USD, điều 2,8 tỷ USD, tôm 4,1 tỷ USD, cá tra 2,2 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ 14,6 tỷ USD.
Trong 11 tháng, Mỹ tiếp tục là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam lớn nhất, đạt 12,3 tỷ USD (chiếm 25% thị phần); đứng thứ 2 là Trung Quốc khoảng 9,3 tỷ USD (chiếm 19% thị phần), tiếp đến là Nhật Bản với giá trị đạt 3,9 tỷ USD (chiếm 8%) và Hàn Quốc đạt 2,3 tỷ USD (chiếm 4,7%).
Ở chiều ngược lại, trong 11 tháng, nhập khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt trên 41,2 tỷ USD (tăng gần 7% so với cùng kỳ năm trước), đưa giá trị xuất siêu của ngành từ đầu năm đạt hơn 7,8 tỷ USD (tăng gần 48%).
Bộ NN&PTNT đánh giá, hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong thời gian cuối năm gặp không ít khó khăn. Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa bỏ hoàn toàn chính sách ”Zero Covid”, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng như đồng Baht của Thái Lan mất giá hơn so với VND và đồng USD, nên nước này có xu hướng nhập khẩu nhiều các sản phẩm của Thái Lan hơn.
Ngoài ra, châu Âu (EU) đang truy xuất nguồn gốc nguyên liệu gỗ rất nghiêm ngặt nên xuất khẩu viên nén gỗ từ Việt Nam sang EU vẫn còn khiêm tốn. Tiêu chuẩn của EU hiện cao hơn hàng xuất khẩu đi Nhật Bản và Hàn Quốc đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư lớn để cải thiện thiết bị và công nghệ.
Trong thời gian tới, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ tiếp tục tổ chức triển khai Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng và các yêu cầu tạm thời đối với chanh leo sang Trung Quốc, yêu cầu nhập khẩu đối với bưởi xuất sang Mỹ.
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT sẽ đàm phán các nội dung kỹ thuật để sớm ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, xoài xuất khẩu sang Trung Quốc, đồng thời làm việc với thanh tra kiểm dịch thực vật Nhật Bản sang kiểm tra các cơ sở xử lý thanh long, xoài, nhãn của Việt Nam xuất khẩu.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.