Sở GTVT TP.HCM vừa gửi thông tin đến các địa phương, Ban An toàn giao thông và Công an TP.HCM nhằm lên kế hoạch xóa nhiều điểm đen tai nạn giao thông trong năm 2023. Tính đến hết năm 2022 và đầu năm 2023, toàn TP.HCM còn 9 điểm đen tai nạn giao thông.
Theo Sở GTVT TP.HCM, trong năm 2022, có 2 điểm đen được xóa vì không xảy ra tai nạn giao thông trong 12 tháng sau khi xác lập và xử lý, gồm: nút giao Võ Trần Chí – đường dẫn cao tốc Bình Thuận – Chợ Đệm (huyện Bình Chánh) và cầu Nguyễn Tri Phương (quận 5).
Tuy nhiên có 7 điểm đen phát sinh mới trong năm 2022. Đó là giao lộ Thoại Ngọc Hầu – Lũy Bán Bích (quận Tân Phú); đường Ba tháng Hai - đoạn từ Lê Đại Hành đến Tạ Uyên (quận 11); trước số nhà 216 Quốc lộ 1K (TP.Thủ Đức); giao lộ Võ Trần Chí – Trần Văn Giàu (quận Bình Tân); cầu Ba Son – giao giữa nhánh cầu chính và nhánh dẫn từ đường Tôn Đức Thắng (quận 1) lên cầu; Xa lộ Hà Nội - đoạn từ trụ điện T39C đến trụ điện T40C (TP.Thủ Đức) ; giao lộ Phan Văn Hớn – Trần Văn Mười (huyện Hóc Môn).
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, trên đường 3/2 đoạn từ Lê Đại Hành đến Tạ Uyên (quận 11) có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông rất đông, đặc biệt là vào khung giờ cao điểm. Trên đoạn đường có nhiều ngã 3, ngã 4 chia cắt, lượng phương tiện rẽ vào, rẽ ra khiến giao thông trì trệ và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Tại điểm giao giữa cầu Ba Son và đường Tôn Đức Thắng có số lượng ô tô lưu thông lớn. Tại đây đường chia thành hai làn, một làn đi thẳng lên cầu, một làn đi dưới cầu, do đó trong quá trình chuyển làn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Mặt khác, một lượng phương tiện không ít đi từ cầu Ba Son - hướng từ Thủ Thiêm về quận 1, sau đó quay đầu tại cuối chân cầu, nhập vào đường Tôn Đức Thắng (hướng quận 1 đi Thủ Thiêm), điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, do tốc độ lưu thông cao.
Ngoài 7 điểm đen mới phát sinh, Sở GTVT đề nghị Công an TP.HCM, Ban An toàn giao thông và các địa phương tiếp tục theo dõi 2 điểm đen còn xảy ra tai nạn giao thông năm 2022 gồm nút giao Mỹ Thủy, TP.Thủ Đức và nút giao An Sương (quận 12, huyện Hóc Môn).
Tại nút giao Mỹ Thủy (cuối đường Đồng Văn Cống, TP.Thủ Đức) có lượng phương tiện rất đông, đặc biệt có nhiều xe đầu kéo do nút giao này nằm gần cảng. Vào giờ cao điểm, người dân ở đây phải chen nhau, lách qua những khe hẹp của xe đầu kéo, rất nguy hiểm. Lưu lượng phương tiện đông, nhiều xe có tải trọng lớn, nên người tham gia giao thông tại đây thường xuyên bị khuất tầm nhìn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc