Năm 2022, hoạt động chính của ACB tăng 24% so với năm trước, thu về 23,534 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.
Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng như lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 22% (3,526 tỷ đồng), lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 20% (1,048 tỷ đồng). Đáng chú ý, hoạt động khác thu được khoản lãi gần 990 tỷ đồng, gấp 7 lần năm trước.
Trong năm, ACB chỉ dành gần 71 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi năm trước trích đến 3,336 tỷ đồng. Do đó, Ngân hàng báo lãi trước thuế hơn 17,114 tỷ đồng, tăng 43% so với năm trước. So với kế hoạch 15,018 tỷ đồng lãi trước thuế đặt ra cho cả năm, ACB đã vượt 14% chỉ tiêu.
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của ACB tăng 15% so với đầu năm, lên mức 607,875 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 58% (còn 13,657 tỷ đồng), tiền gửi tại TCTD khác tăng 88% (82,338 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 14% (413,706 tỷ đồng)…
Tiền gửi khách hàng tăng 9% so với đầu năm, đạt 413,952 tỷ đồng. Đến cuối năm, phát sinh thêm 506 tỷ đồng tiền gửi và vay Chính phủ, NHNN. Phát hành giấy tờ có giá tăng 45%, ghi nhận 44,304 tỷ đồng.
Chất lượng nợ vay tại thời điểm cuối năm 2022 cải thiện hơn so với đầu năm. Tổng nợ xấu tăng nhẹ 9%, chiếm 3,045 tỷ đồng trong tổng dư nợ. Nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ giảm mạnh. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay từ mức 0.78% đầu năm xuống còn 0.74%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu duy trì ở mức trên 155%.
Tỷ lệ LDR đạt 78%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn chỉ ở mức 20%. Tính đến hết năm 2022, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 riêng lẻ của ACB đạt 12.2% và 12.8%.
Nhờ thực hiện chuyển đổi số, áp dụng vào danh mục sản phẩm/dịch vụ ngân hàng số, ACB tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng hơn và thúc đẩy doanh số giao dịch online tăng 60%. Trong năm qua, ACB cũng đã chào đón thêm hơn 1 triệu khách hàng mới.
Theo FILI
Việt Nam tiếp tục là điểm đến quan trọng cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, theo AmCham. Thành viên của hiệp hội này dự kiến tuyển thêm lao động.
Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Hiện nay, hơn 100.000 USD, một số tiền rất lớn, mới có thể mua được 1 Bitcoin. Diễn biến giá gần đây của Bitcoin có thể là một cơn sốt đầu cơ trong đó đồng tiền điện tử này có nguy cơ trở thành bong bóng. Giá Bitcoin nay đã tăng khoảng 1.000% so với đầu năm 2019.
Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 7/12/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 12,5% và khá tích cực so với cùng kỳ năm 2023.
Giá bitcoin tăng hơn 40%, thu hút sự chú ý của thị trường toàn cầu, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền kỹ thuật số và lựa chọn một số người có cùng quan điểm này vào nội các.
Tuy giá Bitcoin đã lần đầu vượt mốc 100.000 USD nhưng giới đầu tư quốc tế vẫn có người dám "mua cao, sẽ bán cao hơn" trong bối cảnh nước Mỹ thời Trump 2.0 muốn trở thành trung tâm tiền điện tử toàn cầu.