Dân số 100 triệu người, trong đó tầng lớp trung lưu đang mở rộng thêm, là một trong những lý do để các nhà bán lẻ Nhật Bản phải xem trọng thị trường Việt Nam. Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản duy trì tốc độ tăng trưởng khá thấp trong nhiều năm liền nhưng tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam bình quân đạt khoảng 6,5 - 7% trong các năm gần đây.
Quan hệ kinh tế và ngoại giao song phương giữa 2 nước luôn phát triển không ngừng; đây cũng là yếu tố thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam. Đích thân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio mở màn lễ khai mạc Lễ hội Việt - Nhật tại TP.HCM lần thứ 9 (ngày 9 và 10/3/2024) với bài phát biểu qua video.
"Tôi là Kishida Fumio, thủ tướng Nhật Bản. Hôm nay, tôi rất mừng khi được gửi lời chúc mừng đến lễ khai mạc Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 9". Thủ tướng Nhật Bản cũng nhấn mạnh và chính ông cũng đã xây dựng được mối quan hệ thâm giao với nhiều người Việt. Lãnh đạo Chính phủ Nhật cho biết nước ông đang có nhiều nhà hàng và cửa hàng bán sản phẩm Việt Nam đang được ưa chuộng; và giới trẻ Việt Nam đặc biệt yêu thích văn hóa, ẩm thực Nhật Bản.
Việt Nam giúp Aeon sinh lời
Việt Nam đang là một trong những thị trường đầu tư lớn nhất bên ngoài Nhật Bản của Aeon, tập đoàn bán lẻ lớn nhất xứ sở mặt trời mọc, theo khẳng định của nhiều lãnh đạo Aeon từ khi "đại gia" này mở đại siêu thị Aeon đầu tiên ở Việt Nam đầu năm 2014 tại TP.HCM.
Theo kết quả kinh doanh toàn cầu từ tháng 3 đến tháng 11 của năm 2023 (3 quý đầu năm tài chính 2024) được Aeon công bố gần đây, doanh thu hoạt động tại Việt Nam là 10,958 tỷ yên (khoảng 73,9 triệu USD), tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận từ Việt Nam là 2,879 tỷ yên (19,4 triệu USD), tăng 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Aeon cho biết 2 kết quả trên là cao nhất trong các thị trường ASEAN của nhà bán lẻ khổng lồ này, và xếp thứ 3 thế giới – chỉ sau Nhật Bản và thị trường Trung Quốc.
Đến nay, số lượng đại siêu thị Aeon tại Việt Nam là 6 và tập đoàn sắp mở thêm nhiều tổ hợp mua sắm quy mô như vậy tại những thành phố lớn. Sáu đại siêu thị Aeon đang hoạt động gồm 2 ở TP.HCM, 2 ở Hà Nội (Hà Đông và Long Biên), 1 tại Hải Phòng và 1 ở Bình Dương. Theo thống kê của tập đoàn, tổng vốn đầu tư tại Việt Nam đã đạt gần 1,2 tỷ USD. Kế hoạch của Aeon là sẽ phát triển thêm khoảng 20 đại siêu thị nữa trong thời gian tới, gồm 1 trung tâm tại Huế năm 2024 này.
Tiếp theo, Aeon Mall Giáp Bát Hoàng Mai dự kiến sẽ mở cửa trong năm 2025, trở thành đại siêu thị thứ 3 của Aeon tại Hà Nội sau Aeon Mall tại Long Biên và Hà Đông.
Aeon Việt Nam đang kinh doanh 5 trong lĩnh vực chính là trung tâm mua sắm, trung tâm bách hóa và siêu thị tổng hợp, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị Aeon Maxvalu và trang thương mại điện tử Aeon Eshop. Công ty còn vận hành 2 trung tâm phân phối hàng hóa ở khu vực TP.HCM và Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả cho hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng đến các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Việt Nam trong nhóm sản xuất châu Á chủ chốt của Uniqlo
Việt Nam đang là một trong các nhà sản xuất chủ chốt ở châu Á của thương hiệu thời trang Uniqlo (có chuỗi bán lẻ). Theo thông tin được ông Nishida Hideki, CEO Uniqlo Việt Nam, cung cấp giai đoạn cuối năm 2023, Uniqlo có 80 nhà máy đối tác tại Việt Nam và 240.000 lao động trong nước.
Từ các nhà máy đối tác này, sản phẩm "Made in Vietnam" được Uniqlo phân phối tới hơn 2.400 cửa hàng trên thế giới, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu của công ty, theo doanh nhân người Nhật này.
Ông cũng cho biết hơn 50% các sản phẩm được bán trong các cửa hàng Uniqlo ở Việt Nam năm 2022 được sản xuất ngay tại Việt Nam.
Cũng như Aeon, Uniqlo mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, đặt tại TP.HCM, nhưng vào năm 2019, sau Aeon 5 năm. Tuy nhiên, quần áo Uniqlo được sản xuất ở Việt Nam trước đó đến 20 năm thông qua đơn đặt hàng của Fast Retailing Nhật Bản, tập đoàn mẹ của Uniqlo.
Về phát triển mạng lưới bán hàng trong nước, theo số liệu từ thương hiệu Nhật, Uniqlo đã có 19 cửa hàng tính đến hết tháng 8/2023 tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương và một cửa hàng trực tuyến. Uniqlo cũng đang tiếp tục quá trình mở thêm cửa hàng mới.
Tại sự kiện kỷ niệm 4 năm Uniqlo vào thị trường Việt Nam được tổ chức tháng 12/2023, ông lớn bán lẻ Nhật Bản khẳng định không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Đơn cử, công ty khai trương cửa hàng trực tuyến gồm phiên bản website và ứng dụng dành cho điện thoại, hoạt động song song cùng cửa hàng bán lẻ vào năm 2021. Sau 2 năm ra mắt tại Việt Nam(đến 2023), ứng dụng này đạt 2.500.000 lượt tải xuống và giới thiệu hơn 15.000 sản phẩm.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.
Dịp lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11, các thương hiệu sách, hoa, quần áo, giày dép… đồng loạt tung các chương trình tri ân hấp dẫn dành cho thầy cô.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng tuyệt đối không được quảng cáo thực phẩm chức năng như là thuốc chữa bệnh; không thổi phồng công dụng của sản phẩm.