Thứ ba, 03/10/2023

Áp lực điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ trước kế hoạch hỗ trợ phục hồi nền kinh tế

13/11/2021 7:25 AM (GMT+7)

Trong sáng 12/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã “chia lửa” với Bộ trưởng Bộ KH-ĐT về chương trình hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau dịch.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nếu không nới trần nợ công, bội chi thì chắc chắn sẽ không có nguồn lực phục hồi, phát triển kinh tế. Nhưng nếu nới quá cao mà không kiểm soát được sẽ dẫn đến hệ lụy lâu dài cho nền kinh tế và còn “nguy hiểm hơn”.

“Nhưng nới bao nhiêu, 1% hay 2%? Huy động vốn cách nào? Huy động được thì sử dụng ở đâu cho hiệu quả?”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đặt câu hỏi và cho biết, hiện các bộ, ngành đang tính toán và đã có kịch bản “nhưng chưa báo cáo dịp này vì còn tính toán, báo cáo các cấp có thẩm quyền trước khi báo cáo ĐB”.

Áp lực điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ trước kế hoạch hỗ trợ phục hồi nền kinh tế - Ảnh 1.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: VIẾT CHUNG


 “Chia lửa” về vấn đề này, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, để giảm tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, từ đầu năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành 1,5-2% - mức giảm sâu so với các nước trong khu vực. NHNN cũng chỉ đạo, kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay cũ và mới, với mặt bằng lãi suất giảm 1,66% so với trước dịch và tổng mức giảm 30.000 tỷ đồng; giảm các loại phí 2.000 tỷ đồng.

Về dư địa của chính sách tiền tệ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề cập lại vai trò của chính sách tiền tệ là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; và đóng vai trò huyết mạch nền kinh tế, đảm bảo các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, sẵn sàng khả năng chi trả cho dân. Cùng với đó, chính sách thời gian tới còn phải xem xét, đảm bảo 2 yêu tố nợ công, bội chi ngân sách.

 

Bày tỏ quan điểm về điều hành chính sách tiền tệ, theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, năm 2022, áp lực, rủi ro lạm phát lớn khi kinh tế thế giới phục hồi khiến giá cả tăng, ví dụ giá xăng dầu tháng 9 tăng 55% so với cuối năm trước, lạm phát của Mỹ tháng 9 tăng 5,3%. Các ngân hàng trung ương trên thế giới hiện cũng giảm dần nới lỏng chính sách và đã có 65 lượt tăng lãi suất. Việt Nam có độ mở cửa lớn, đạt 200% GDP nên sẽ mang đến rủi ro lạm phát nhập khẩu. Áp lực điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới sẽ rất lớn.

Đặc biệt, ở trong nước, nợ xấu của các tổ chức tín dụng gia tăng. Vừa qua, các ngân hàng thương mại giảm lãi suất bằng nguồn lực tài chính của mình và khi nợ xấu tăng thì sẽ dùng nguồn lực này để xử lý. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả, an toàn hệ thống.

Về giải pháp, theo bà Nguyễn Thị Hồng, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất và đảm bảo tỷ lệ an toàn hệ thống; phối hợp các bộ để tính toán các gói hỗ trợ lãi suất với quy mô, liều lượng hợp lý nhằm ổn định vĩ mô.

Áp lực điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ trước kế hoạch hỗ trợ phục hồi nền kinh tế - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: VIẾT CHUNG


Về chính sách tài khóa, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, bộ sẽ đề nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa như năm 2021: giảm, hoãn các loại thuế (năm 2021 là 115.000 tỷ đồng). Ủng hộ việc kích cầu nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính lưu ý, theo cách tính GDP cũ, nợ công năm 2021 khoảng 56,8% GDP dưới ngưỡng 60% GDP mà Quốc hội yêu cầu nhưng đã vượt ngưỡng cảnh báo 55% GDP; nợ Chính phủ 51,5% (chỉ tiêu là 50%). Do đó, gói kích cầu phải mang lại hiệu quả để tăng thu ngân sách, giữ và giảm bội chi trong những năm tiếp theo khi kinh tế phát triển.

 

Đề cập về gói kích cầu, theo người đứng đầu Bộ Tài chính, nếu 2 năm 2022-2023 bỏ ra 40.000 tỷ đồng hỗ trợ 4% lãi suất thì sẽ huy động được khoảng 1 triệu tỷ đồng đưa vào nền kinh tế mà không làm tăng bội chi vì nguồn này lấy nguồn đầu tư chưa phân bổ giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng bày tỏ băn khoăn về việc khả năng hấp thụ vốn của các lĩnh vực và nền kinh tế; đồng thời cho rằng cần bỏ tiền vào các dự án trọng điểm, tạo đột phá tăng trưởng. Do đó, chúng ta phải chuẩn bị dự án nhanh, trong điều kiện đặc biệt; thực hiện đồng bộ chính sách tài khóa - tiền tệ…

Về điều hành chi, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trong chi thường xuyên, khi phân bổ, bộ đã cắt giảm 10% so với định mức và trong điều hành sẽ tiếp tục cắt giảm 10%; chi cho đầu tư phát triển một cách hiệu quả…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thị trường "rực lửa", VN-Index mất hơn 37 điểm

Thị trường "rực lửa", VN-Index mất hơn 37 điểm

Hàng chục mã cổ phiếu ngành bất động sản như NVL, DIG, DXG, PDR... cùng các mã cổ phiếu ngành tài chính - chứng khoán như VDN, VIX... giảm sàn khiến thị trường "rực lửa". Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay (3/10), VN-Index giảm tới hơn 37 điểm, về mốc 1.118,1 điểm.

Ông Nguyễn Hoàng Hải làm quyền tổng Giám đốc Eximbank

Ông Nguyễn Hoàng Hải làm quyền tổng Giám đốc Eximbank

Eximbank bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải làm quyền tổng Giám đốc kể từ hôm nay (3/10), thay ông Trần Tấn Lộc vừa có đơn từ nhiệm.

Việt Nam đang có sức hút đầu tư mạnh, lĩnh vực đa dạng

Việt Nam đang có sức hút đầu tư mạnh, lĩnh vực đa dạng

Nơi nào có cơ hội kinh doanh sinh lời, nơi ấy thu hút nhà đầu tư; vì vậy thị trường Việt Nam là một trong những lựa chọn, theo tập đoàn đầu tư hàng đầu VinaCapital.

Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm sâu

Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm sâu

Hiện, lãi suất tại nhiều ngân hàng đã xuống mức thấp kỷ lục, ngang hoặc thấp hơn so với giai đoạn dịch Covid-19.

Vì sao bầu Đức muốn bán khách sạn đắc địa nhất Pleiku, có phải Hoàng Anh Gia Lai đang căng thẳng tài chính?

Vì sao bầu Đức muốn bán khách sạn đắc địa nhất Pleiku, có phải Hoàng Anh Gia Lai đang căng thẳng tài chính?

Đây là khách sạn duy nhất đạt chuẩn 4 sao tại "phố núi" Gia Lai. Khách sạn gồm 117 phòng ngủ gồm 3 loại phòng Suite, Deluxe và Superior. Tuyên bố bán để trả nợ, phải chăng Hoàng Anh Gia Lai đang căng thẳng tài chính hay vì lý do "tế nhị" khác?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (3/10): Cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt được quan tâm

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (3/10): Cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt được quan tâm

Phiên giao dịch hôm nay (3/10), chuyên gia chứng khoán nhận định, mức độ hồi phục của thị trường sẽ tùy thuộc sức mạnh của dòng tiền. Do vậy, nhà đầu tư vẫn cần quan sát diễn biến cung - cầu cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.