Ngày 9/11, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đơn vị này đã đề xuất làm đường kết nối cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.
Theo đó, việc đầu tư tuyến kết nối với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu nhằm đảm bảo lưu thông tốc độ cao, hạn chế giao cắt trên tuyến và kết nối đồng bộ với tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Do đó, Sở đề nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép triển khai đầu tư đoạn tuyến kết nối này theo chức năng là đường cao tốc.
Do chuyển đổi từ đường tỉnh thành đường cao tốc, Sở Giao thông vận tải kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt cho phép bổ sung quy hoạch đoạn tuyến kết nối với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu từ nút giao Quốc lộ 56 (TP. Bà Rịa) đến đường ven biển ĐT994 dài khoảng 13km vào đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sơ đồ đoạn tuyến đường kết nối với cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. |
Sở này đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Thủ tướng giao địa phương làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án này bằng nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn ngoài ngân sách thông qua cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và khai thác quỹ đất để tạo vốn.
Đơn vị tư vấn đề xuất 4 phương án xây dựng tuyến đường kết nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cụ thể:
Phương án 1: Cao tốc 6 làn xe đi cao toàn tuyến, không kết hợp đường song hành đi thấp, vốn đầu tư 14.000 tỷ đồng.
Phương án 2: Cao tốc 4 làn xe đi cao toàn tuyến, không kết hợp đường song hành đi thấp, vốn đầu tư hơn 11.600 tỷ đồng.
Phương án 3: Cao tốc 4 làn xe đi cao đoạn quốc lộ 56 - Vũng Vằn và đi thấp đoạn Vũng Vằn - Vũng Tàu, không kết hợp đường song hành đi thấp, vốn đầu tư dự kiến hơn 7.700 tỷ đồng.
Phương án 4: Cao tốc 4 làn xe đi cao đoạn quốc lộ 56 - Vũng Vằn và đi thấp đoạn Vũng Vằn - Vũng Tàu, kết hợp đường song hành đi thấp trên toàn tuyến, vốn đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng.
Theo đơn vị tư vấn, phương án 1 và 2 không khả thi cho đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), do khi tính toán tài chính không hoàn vốn được nên không xem xét. Phương án 3 có vốn góp của nhà nước thấp nhưng việc không khai thác được quỹ đất nên phần vốn nhà nước sẽ do ngân sách đảm nhiệm. Việc không có đường song hành cũng là vấn đề bất cập trong phát triển quỹ đất đô thị hóa và không phù hợp với quy hoạch.
Phương án 4 có vốn góp của nhà nước cao, do đầu tư xây dựng đường song hành phục vụ phát triển quỹ đất, tạo vốn cho dự án. Phương án này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phát triển của các địa phương dọc tuyến.
Tư vấn đánh giá phương án 4 khả thi nhất vì vốn nhà nước chiếm tỷ lệ lớn. Việc làm đường song hành giúp phát triển quỹ đất, tạo vốn cho dự án cũng như phù hợp quy hoạch của các địa phương dọc tuyến.
Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài hơn 50km. Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng gần 18.000 tỷ đồng. Trong đó, dự án thành phần 1 (từ Km0-Km16) có chiều dài khoảng 16km qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. Dự án thành phần 2 (từ Km16-Km34+200) có chiều dài khoảng 18km kết nối với đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, tuyến kết nối sân bay Long Thành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Dự kiến, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ khởi công đầu 2023 và cơ bản hoàn thành trong năm 2025. |
Riêng dự án thành phần 3 (Km34+200-Km53+700) với chiều dài khoảng 19km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng hơn 5.000 tỷ đồng. Trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 1.300 tỷ đồng. Ngân sách tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải bố trí tối thiểu hơn 666 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cho dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn tỉnh.
Dự kiến, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2022, giải phóng mặt bằng trong năm 2023, khởi công đầu 2023 và cơ bản hoàn thành trong năm 2025.
Đầu tháng 8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã họp thông qua kế hoạch về dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1. Tại cuộc họp, ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu ấn định, lấy ngày 30/4/2023 sẽ khởi công dự án thành phần 3 thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1. Thời gian hoàn thành đưa vào khai thác ngày 30/6/2025 (thời gian thi công 27 tháng), 31/12/2025 hoàn thành quyết toán về khối lượng, hết quý I/2026 hoàn thành quyết toán công trình này.
Theo Tiền Phong
Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa ra văn bản xác nhận 521 căn nhà ở thấp tầng tại khu II, dự án Khu đô thị Aqua Waterfront City thuộc đô thị Aqua City (xã Long Hưng, TP.Biên Hòa) đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
Tại TP.HCM, nhiều dự án nhà ở bị ngưng thi công hoặc đang tồn kho trong nhiều năm trong khi người dân phải mỏi mòn chờ đợi chủ đầu tư triển khai, bàn giao nhà.
Giá thuê trên thị trường văn phòng tại TP.HCM được dự báo tăng 5% trong năm 2025 nhưng lại có chiều hướng ổn định hơn từ 2026.
Đến nay, 9 cây cầu bộ hành kết nối với các nhà ga Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP.HCM) đã hoàn thiện, tạo thuận lợi cho người dân khi đi tàu.
Theo HoREA, phân khúc nhà ở cao cấp đang chiếm lĩnh toàn bộ thị trường bất động sản TP.HCM. Hiện nay, thị trường không còn nguồn cung nhà ở trung cấp, nhà ở bình dân có giá vừa túi tiền.
Ông Đường 'Bia' thừa nhận làm nhà ở thương mại là cuộc chơi của các doanh nghiệp lớn, không dành cho các doanh nghiệp nhỏ.