UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn số 446/UBND-KTTH (ngày 29/9) về việc trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, UBND tỉnh thống nhất với nội dung hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thực hiện thủ tục trình Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh cũng có nhiệm vụ là đơn vị đầu mối, phối hợp với Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các Bộ, ngành liên quan để sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trước đó, UBND tỉnh đã tổ chức hội thảo Lấy ý kiến Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thông tin tại Hội thảo cho biết, Quy hoạch Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được xây dựng dựa trên 3 trụ cột phát triển là: kinh tế; xã hội; môi trường bền vững và 4 yếu tố hỗ trợ thành công gồm: tối ưu hóa quy hoạch sử dụng đất; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại, phù hợp với tương lai; nguồn nhân lực; thu hút đầu tư mạnh mẽ, cân bằng và sử dụng nguồn vốn một cách chiến lược, hợp lý.
Tỉnh Bắc Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2030, sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và là trung tâm hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực chế biến chế tạo và dịch vụ công nghệ cao. Tới năm 2050, trở thành Trung tâm về đổi mới công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển của khu vực Đông Nam Á.
Lãnh đạo tỉnh khẳng định Quy hoạch Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhiệm vụ chính trị được tỉnh ưu tiên hàng đầu, mang tính định hướng, dẫn dắt để có thể tạo ra được những đột phá, khơi thông các điểm nghẽn phát triển, kết nối các ngành, lĩnh vực, địa phương, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn sắp tới.
Được biết, hiện Bắc Ninh có quy mô nền kinh tế đứng thứ 8 toàn quốc. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người đạt 155,6 triệu đồng, đứng thứ 4 cả nước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Quy mô công nghiệp tăng nhanh đã đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao của cả nước. Kinh tế đối ngoại phát triển, với 1.717 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký 21,2 tỷ USD, đứng thứ 7 cả nước…
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc