Nền kinh tế Nhật Bản đã suy giảm lần đầu tiên trong một năm vào quý 3 với tốc độ nhanh hơn dự báo, theo số liệu công bố ngày thứ Sáu 16/6. Điều này cho thấy sự phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh và đang bị đe dọa bởi các chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một người bán hàng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Số liệu mới làm nổi bật thách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đang đối mặt, khi các mức thuế cao từ Mỹ phủ bóng đen lên triển vọng của nền kinh tế định hướng xuất khẩu, đặc biệt là ngành ô tô — trụ cột chính của đất nước.
Theo dữ liệu sơ bộ của chính phủ, GDP thực tế đã giảm 0,7% tính theo tỷ lệ hàng năm trong quý I, cao hơn nhiều so với mức dự báo trung bình là giảm 0,2%. Quý trước đó, nền kinh tế tăng trưởng 2,4% (sau khi điều chỉnh).
Nguyên nhân chính của sự sụt giảm là tiêu dùng tư nhân trì trệ và xuất khẩu giảm, cho thấy nền kinh tế đã bắt đầu yếu đi do cầu từ nước ngoài suy giảm — ngay cả trước khi Tổng thống Trump công bố mức thuế "tương hỗ" quy mô lớn vào ngày 2/4.
“Hiện tại, kinh tế Nhật Bản thiếu động lực tăng trưởng do xuất khẩu và tiêu dùng đều yếu. Rất dễ bị tổn thương trước các cú sốc như chính sách thuế của ông Trump” - ông Yoshiki Shinke, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life, nhận định.
“Dữ liệu này có thể làm gia tăng áp lực kêu gọi chính phủ chi tiêu tài khóa nhiều hơn” - ông nói thêm, và dự đoán kinh tế Nhật có thể tiếp tục suy giảm trong quý II, tùy vào mức độ tác động của các đợt thuế.
Xét theo quý, GDP giảm 0,2% so với quý trước, cao hơn mức dự báo là giảm 0,1%.
Tiêu dùng cá nhân - chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội của Nhật - không tăng trong quý I, trong khi thị trường kỳ vọng mức tăng nhẹ 0,1%.
Chi tiêu vốn doanh nghiệp lại tăng 1,4%, vượt dự báo thị trường là 0,8%, theo dữ liệu chính phủ.
Cầu từ bên ngoài đã làm giảm 0,8 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP, do xuất khẩu giảm 0,6%, trong khi nhập khẩu lại tăng 2,9%. Ngược lại, cầu nội địa đóng góp thêm 0,7 điểm phần trăm cho tăng trưởng.
“Chi tiêu vốn có thể đã tăng do doanh nghiệp đẩy nhanh đầu tư trước khi thuế của ông Trump có hiệu lực. Nhờ đó, kinh tế có thể tránh được tăng trưởng âm trong quý II, nhưng đà phục hồi sẽ rất yếu” - ông Takeshi Minami, kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Norinchukin, nhận định.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể hoãn tăng lãi suất nếu thương mại chịu cú sốc lớn
“Nếu tác động từ thuế của ông Trump chỉ ở mức nhẹ, Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) có thể tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 9 hoặc 10. Nhưng nếu thuế ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi tiêu vốn và xuất khẩu, các đợt tăng lãi suất có thể bị hoãn lại,” ông nói.
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Mỹ khơi mào đã khiến thị trường tài chính chao đảo và khiến BOJ lúng túng trong việc xác định thời điểm và mức độ tăng lãi suất phù hợp.
Sau khi chấm dứt chính sách kích thích kéo dài suốt một thập kỷ vào năm ngoái, BOJ đã tăng lãi suất lên 0,5% vào tháng 1, và phát tín hiệu sẵn sàng tiếp tục nâng lãi suất nếu kinh tế phục hồi ở mức vừa phải và giúp Nhật Bản đạt mục tiêu lạm phát 2%.
Tuy nhiên, lo ngại về suy thoái toàn cầu do chính sách của ông Trump gây ra đã buộc BOJ phải cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng tại cuộc họp chính sách ngày 30/4–1/5.
Điều này cũng làm dấy lên nghi ngờ về nhận định trước đó của BOJ rằng lương tăng bền vững sẽ thúc đẩy tiêu dùng và hỗ trợ kinh tế nói chung.
Dù việc hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ - Trung mang lại đôi chút nhẹ nhõm cho thị trường và các nhà hoạch định chính sách, vẫn chưa rõ liệu Nhật Bản có thể đạt được miễn trừ thuế từ phía Mỹ trong các cuộc đàm phán song phương hay không.
Dữ liệu GDP u ám cũng có thể gia tăng áp lực lên Thủ tướng Shigeru Ishiba, buộc ông phải lắng nghe yêu cầu của các nghị sĩ về việc giảm thuế hoặc đưa ra gói kích thích kinh tế mới.
Nền kinh tế Nhật Bản đã suy giảm lần đầu tiên trong một năm vào quý 3 với tốc độ nhanh hơn dự báo, theo số liệu công bố ngày thứ Sáu 16/6. Điều này cho thấy sự phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh và đang bị đe dọa bởi các chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc kê đơn, ông nói rằng người Mỹ phải trả tiền nhiều hơn các quốc gia khác cho dược phầm. Nhưng chi tiết và tác động dài hạn của nó vẫn còn rất mơ hồ.
Nền kinh tế Nhật Bản đã suy giảm lần đầu tiên trong một năm vào quý 3 với tốc độ nhanh hơn dự báo, theo số liệu công bố ngày thứ Sáu 16/6. Điều này cho thấy sự phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh và đang bị đe dọa bởi các chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc kê đơn, ông nói rằng người Mỹ phải trả tiền nhiều hơn các quốc gia khác cho dược phầm. Nhưng chi tiết và tác động dài hạn của nó vẫn còn rất mơ hồ.