Thứ năm, 28/03/2024

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng kỳ vọng phục hồi trong năm 2022

18/01/2022 1:00 PM (GMT+7)

Việc mở các đường bay quốc tế đón khách du lịch sẽ là điều kiện tốt cho ngành du lịch và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng hồi phục sau kỳ "ngủ đông" dài vì Covid-19.


Dịch Covid-19 lần thứ 4 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, gây đình trệ, đứt gãy chuỗi hoạt động kinh doanh sản xuất của nhiều ngành, bất động sản cũng gặp phải những khó khăn. Hầu hết dự án phát triển bất động sản trên cả nước đều phải dừng xây dựng, thi công vì giãn cách xã hội và đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và giá nguyên liệu tăng.

Trong các phân khúc bất động sản thì bất động sản du lịch nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh. Thanh khoản của các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng: condotel, biệt thự biển, shophouse biển suy giảm suốt 2 năm qua. Trong đó thị trường condotel có kỳ ngủ đông dài khi nhiều tháng không có giao dịch phát sinh.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng kỳ vọng phục hồi trong năm 2022 - Ảnh 1.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng kỳ vọng phục hồi trong năm 2022.

Giai đoạn căng thẳng nhất của đợt dịch lần thứ 4, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chịu tác động nặng nề của việc phong tỏa. Các tài sản bất động sản nghỉ dưỡng hụt nguồn cầu do nhiều thành phố lớn vướng phong tỏa khiến thanh khoản xuống thấp kỷ lục.

Quý 4 năm 2021, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng kỳ vọng chuyển biến tích cực khi nhiều tỉnh thành phía Nam dỡ phong tỏa, việc đi lại giữa các tỉnh thành và khu vực Bắc, Trung, Nam được kết nối trở lại.

Hiện Chính phủ đang có lộ trình mở cửa đường bay quốc tế sẽ kích thích du lịch quốc tế trong thời gian tới ở mức giúp ngành bất động sản nghỉ dưỡng đỡ vất vả hơn năm 2021.

Ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho rằng, 2 năm qua thị trường bất động sản du lịch gặp phải khó khăn chưa từng có, tuy nhiên bức tranh thị trường bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng trong năm 2022 có thể sẽ được cải thiện nhờ những quy định của Luật Đầu tư sửa đổi 2020 và Luật Đất đai 2013 sửa đổi đang hoàn thiện; trong đó có những vấn đề pháp lý của bất động sản du lịch.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng kỳ vọng phục hồi trong năm 2022 - Ảnh 2.

Với đà bật từ việc mở các đường bay quốc tế đón khách du lịch cũng sẽ là điều kiện tốt cho ngành du lịch và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng hồi phục.

“Hiện nay các địa phương đang triển khai kế hoạch thích ứng an toàn trong tình hình mới theo Nghị quyết 128 của Chính phủ đã giúp cho hoạt động du lịch bắt đầu ấm dần lên. Chúng ta vẫn hy vọng năm 2022 thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ bứt phá và phục hồi” - ông Nguyễn Thế Điệp nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, kinh tế biển, kinh tế du lịch sẽ trở thành hoạt động mũi nhọn trong tương lai, do vậy, các phát triển dự án về bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng là hướng đi đúng.

“Trong xu hướng phát triển gần đây, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu xuất hiện rất nhiều tổ hợp du lịch lớn có quy mô, có nhiều chức năng đa dạng, thay thế cho những dự án nhỏ lẻ, những khách sạn hay những tòa condotel đơn độc trước đây. Những đại đô thị du lịch có chất lượng rất cao, thu hút đông đảo nhà đầu tư đang là hướng đi mới, là sự cơ cấu lại của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng” - ông Nguyễn Văn Đính nhận định.

Với đà bật từ việc mở các đường bay quốc tế đón khách du lịch cũng sẽ là điều kiện tốt cho ngành du lịch và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng hồi phục. Giai đoạn 2022 - 2023, thị trường du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm một loạt thương hiệu mới như Grand Mercure, Fairmont, Eastin, Four Seasons, Lotte, Dusit and Wink Hotel... Đây cũng là nguồn ngoại lực cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng phát triển.

Giá trị hiện tại của bất động sản du lịch Việt Nam nằm ở lợi thế thiên nhiên ban tặng bờ biển dài, đẹp, nhưng nhiều năm qua chỉ phát triển condotel, resort, khách sạn đơn thuần, chưa tạo nên giá trị gia tăng đáng kể. Với những nhà đầu tư ngoại, những thương hiệu khách sạn nổi tiếng của thế giới hướng vào thị trường Việt Nam, bất động sản du lịch Việt Nam hy vọng sẽ khắc phục được hạn chế yếu kém về dịch vụ đi kèm.

Thị trường du lịch nghỉ dưỡng với chuỗi dịch vụ, hệ sinh thái các hoạt động vui chơi giải trí đi kèm phục vụ thúc đẩy tạo ra giá trị gia tăng để thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nên hướng tới trong tương lai để bứt phá mạnh hơn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hàng không tăng tải hàng ngàn chuyến bay phục vụ lễ 30/4-1/5

Hàng không tăng tải hàng ngàn chuyến bay phục vụ lễ 30/4-1/5

Các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tải, tăng cường chuyến bay để phục vụ nhu cầu đi lại, du lịch tăng cao của hành khách trong dịp lễ 30/4 - 1/5 sắp tới.

Người Việt chi bao nhiêu tiền cho mỗi lần đi cà phê?

Người Việt chi bao nhiêu tiền cho mỗi lần đi cà phê?

Các khó khăn về kinh tế không làm ảnh hưởng tới thói quen “đi cà phê” của người Việt. Thậm chí, tần suất đi cà phê và số tiền bỏ ra đi cà phê năm 2023 còn tăng hơn so với năm 2022.

Shopee bị nhà bán hàng phản ứng dữ dội

Shopee bị nhà bán hàng phản ứng dữ dội

Cộng đồng nhà bán hàng trên Shopee tuần qua phản ứng dữ dội, không đồng tình các chính sách mới của sàn liên quan việc tăng thời gian khách được trả hàng, và kéo dài thời gian hoàn tiền hàng về cho người bán.

Tiêm chủng dễ kiếm tiền, 1 công ty bán lẻ muốn mở thêm 100 trung tâm vaccine

Tiêm chủng dễ kiếm tiền, 1 công ty bán lẻ muốn mở thêm 100 trung tâm vaccine

Công ty bán lẻ thuộc tập đoàn FPT đặt mục tiêu mở cửa thêm 100 trung tâm vaccine trong năm 2024. Mục tiêu đặt ra là rất cao vì tính trung bình mỗi 3,65 ngày phải mở thêm 1 cửa hàng, chưa nói đến "tham vọng" thêm 400 cửa hàng dược phẩm Long Châu mới trong năm.

“Vua tôm” Minh Phú đưa tôm tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ, EU vào siêu thị với giá bất ngờ

“Vua tôm” Minh Phú đưa tôm tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ, EU vào siêu thị với giá bất ngờ

“Vua tôm” Minh Phú đang tăng cường đưa tôm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ, Nhật, EU phục vụ người Việt. Tại Bách Hóa Xanh - nhà bán lẻ Minh Phú vừa bắt tay hợp tác, tôm thẻ đang bán chỉ 186.000 đồng/kg.

Marketing "bạc tỷ" giúp công ty sữa lớn nhất Việt Nam tăng giá trị thương hiệu

Marketing "bạc tỷ" giúp công ty sữa lớn nhất Việt Nam tăng giá trị thương hiệu

Chi phí quảng cáo trung bình tính theo ngày của Vinamilk hiện nay khoảng 3 tỷ đồng. Tuy nhiên giá trị thương hiệu công ty đã tăng lên 3 tỷ USD vào cuối năm ngoái từ con số 2,8 tỷ USD của 2022.