Uông Bí - Quảng Yên trở thành “tổ đại bàng”
Với chính sách thu hút đầu tư đúng hướng, đặc biệt là quy hoạch Khu kinh tế ven biển quy mô 13.302ha, hàng loạt “ông lớn” trong nhiều lĩnh vực đã và đang đổ bộ về thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên, biến địa phương này trở thành “tổ đại bàng”.
Khu phức hợp Đô thị Hạ Long Xanh với tổng mức đầu tư lên đến hơn 10 tỷ USD
Bất động sản là một trong lĩnh vực hấp dẫn đầu tư bậc nhất, mang đến diện mạo hoàn toàn mới cho khu vực. Đơn cử, Tập đoàn Vingroup phát triển chuỗi hệ thống Vincom Shophouse có tổng mức đầu tư lên đến gần 2000 tỷ đồng ngay tại trung tâm thành phố Uông Bí. Tập đoàn Amata lựa chọn Quảng Yên và Uông Bí để triển khai Dự án Amata Smart City có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD với tổng diện tích 1.720 ha. Được biết Tập đoàn này dự kiến đầu tư phát triển tới 5800 ha tại Quảng Ninh. Tập đoàn FLC cũng đầu tư nhiều dự án nằm tại trục đường Quốc lộ 18 – khu mở rộng đường Trần Hưng Đạo, Phường Quang Trung – Phường Trưng Vương. Trong đó, khu đô thị mới Yên Thanh quy mô 188ha kế cận dự án TNR Grand Palace River Park và Khu đô thị mới Nam Khê – thuộc phường Nam Khê.
Một dự án đáng chú ý khác là Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh có tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ USD tương đương 232.000 tỷ đồng trên quy mô hơn 4100ha. Dự án này đã chính thức khởi công ngày 24/10/2021, hứa hẹn làm thay đổi bộ mặt khu kinh tế ven biển Quảng Yên – Uông Bí.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trao giấy chứng nhận đầu tư trị giá 500 triệu USD Dự án công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam cho Công ty Jinko Solar Hong Kong
Sôi động không kém địa hạt bất động sản là các dự án phát triển du lịch. Tập đoàn FLC có dự án Khu nghỉ dưỡng và sân golf tại khu vực hồ Yên Trung (TP Uông Bí) - nơi được ví như Đà Lạt thứ 2 trong hệ thống du lịch Quảng Ninh. Uông Bí cũng đang được tỉnh Quảng Ninh lựa chọn thí điểm phát triển kinh tế ban đêm dựa trên các sản phẩm du lịch, văn hóa và ẩm thực, nhằm tối ưu hóa và gia tăng giá trị phát triển kinh tế với mũi nhọn là du lịch.
Không chỉ tăng tốc vượt bậc về bất động sản và du lịch, khu kinh tế ven biển Quảng Yên – Uông Bí đã đón những dòng vốn đầu tư đầu tiên trị giá hàng tỷ đô. Dự án công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (công nghệ sản xuất điện pin năng lượng mặt trời), với tổng mức đầu tư 500 triệu USD của Công ty Jinko Solar Hong Kong được trao giấy chứng nhận đầu tư ngày 4/4/2021. Ngoài ra là các dự án thuộc lĩnh vực điện tử, sản phẩm công nghệ cao, dệt may… đã được hoàn thành và đi vào hoạt động như dự án S-Việt Nam của Tập đoàn Foxconn, Công ty kỹ thuật điện tử Tonly Việt Nam, Công ty Bumjin Electronics Co.Ltd, Công ty TNHH dệt may Weitai Hạ Long…
Đây cũng chính là những dự án đầu tiên khởi động cho nền kinh tế ven biển trị giá hàng tỷ đô của thành phố Uông Bí và Quảng Yên trong tương lai.
Hạ tầng giao thông tạo đà triển kinh tế thần tốc
Cùng các chính sách trải thảm đỏ thu hút đầu tư, diện mạo sôi động và đầy tiềm năng của Tp. Uông Bí, thị xã Quảng Yên là kết quả của chiến lược phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ. Đây được coi là một trong số “vũ khí chiến lược” của tỉnh Quảng Ninh trong thúc đẩy kinh tế phát triển toàn diện và thần tốc.
Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh với tổng số vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD tương đương 232.000 tỷ đồng trên quy mô hơn 4100ha chính thức khởi công ngày 24/10/2021 là một trong những khu đô thị đón đầu tuyến cao tốc ven sông kết nối Đông Triều – Uông Bí – Quảng Yên với Hạ Long, Hải Dương và Hải Phòng
Là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX Đông Triều đang được gấp rút triển khai. Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt khoản ngân sách 9.400 tỷ để hoàn thiện tuyến đường cao tốc ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX Đông Triều, đoạn từ đường tỉnh 338 đến TX Đông Triều (giai đoạn 1). Dự án đường ven sông có tổng chiều dài 41,2km, đoạn đi qua TX Quảng Yên dài 1km, TP Uông Bí là 13,67km và TX Đông Triều là 26,53km. Dự án có quy mô 6 làn xe, tiêu chuẩn đường cấp II đối với tuyến chính và 2 làn xe đường cấp III đối với đường song hành 2 bên, đường gom chạy hai chiều.
Dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX Đông Triều và thành phố Uông Bí sẽ từng bước cụ thể hóa chủ trương quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông tạo kết nối, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển tiềm năng, lợi thế của các địa phương phía tây của tỉnh cũng như TP Hạ Long. Đây sẽ là động lực mới để thu hút hàng loạt các doanh nghiệp lớn đầu tư vào thị trường Uông Bí, Quảng Yên trong giai đoạn 2021 – 2025.
Cùng với các dự án giao thông huyết mạch, thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên cũng gấp rút hoàn thiện, đưa vào sử dụng hàng loạt tuyến đường, tạo sức hút đầu tư cho địa bàn.
Tại thành phố Uông Bí là dự án đường Trần Hưng Đạo kéo dài, tổng chiều dài 1,8km, làm tiền đề cho thành phố hiện thực hóa mục tiêu phát triển, mở rộng không gian đô thị về phía Nam. Tại thị xã Quảng Yên là tuyến đường từ nút giao Chợ Rộc đến nút giao Phong Hải, tổng mức đầu tư 375 tỷ đồng. Dự án gồm nhiều hạng mục; trong đó, cầu Sông Chanh 2 là hạng mục có giá trị đầu tư lớn nhất, hơn 238 tỷ đồng. Sau 2 năm triển khai, dự án này đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng.
Nhận định về tiềm năng của khu vực, các chuyên gia kinh tế cho rằng với vị trí chiến lược đặc biệt cùng quy hoạch Khu kinh tế ven biển, hạ tầng giao thông hoàn thiện, sự đồng hành của các đơn vị tư vấn hàng đầu…, Uông Bí – Quảng Yên sẽ trở thành cực tăng trưởng mới trong tương lai gần.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc