Mục tiêu đặt ra đến năm 2030, Chợ Lách có khả năng cung ứng hơn 90% nhu cầu cây giống cả nước - Ảnh: VGP/Lê Nguyễn
Theo đó, sẽ phát triển sản xuất giống cây trồng, hoa kiểng theo hướng công nghiệp hiện đại nhằm cung cấp cho sản xuất đủ giống có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường. Đồng thời, góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Cụ thể, đến năm 2023 sẽ xây dựng một liên hiệp HTX thí điểm tập trung gắn với phát triển chuỗi giá trị cây giống, hoa kiểng và xây dựng cơ sở hạ tầng hướng tới triển khai sàn giao dịch thương mại điện tử về cây giống, hoa kiểng cho liên hiệp HTX liên vùng của 3 xã.
Đến năm 2025, Chợ Lách có khả năng cung ứng hơn 80% nhu cầu cây giống cả nước; 90% giống cây trồng, sản phẩm hoa kiểng của vùng Chợ Lách có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đạt yêu cầu chất lượng.
Trung tâm Cây giống và Hoa kiểng Chợ Lách có khả năng kiểm nghiệm độ sạch bệnh, truy xuất nguồn gốc của một số cây giống chủ lực vùng Chợ Lách với 10 HTX cây giống, hoa kiểng được củng cố, thành lập và hoạt động hiệu quả. Trong đó, một HTX có doanh thu đạt 100 tỷ/năm, 9 hợp tác xã còn lại đạt doanh thu 10 tỷ/năm.
Phấn đấu diện tích cây giống, hoa kiểng đạt 300-500 ha và thành lập, vận hành sàn giao dịch điện tử cây giống, hoa kiểng cho vùng Chợ Lách; chương trình lai tạo giống cây trồng và hoa kiểng mới được xây dựng; một số giống, hoa kiểng đầu dòng có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận đạt quy chuẩn ISO (như chứng nhận về sạch bệnh, có truy xuất nguồn gốc xuất xứ...).
Đến năm 2030, Chợ Lách có khả năng cung ứng hơn 90% nhu cầu cây giống cả nước. Các giống cây trồng, sản phẩm hoa kiểng lưu thông trên thị trường từ vùng Chợ Lách có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đạt yêu cầu chất lượng; nhãn hiệu cây giống, hoa kiểng Chợ Lách được đăng ký; xây dựng được bản đồ gene của một số cây giống chủ lực của địa phương; có ít nhất 3 văn phòng đại diện của của ngành sản xuất kinh doanh cây giống hoa kiểng tỉnh Bến Tre ở một số khu vực: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, miền Trung; công tác lưu trữ, bảo tồn và phát triển nguồn gene mang giá trị truyền thống cho vùng Chợ Lách được thực hiện tốt.
Giá xăng tăng, chi phí vận chuyển tăng, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đang gây áp lực lên các chuỗi F&B. Đã có một số hệ thống trà, cà phê, nhà hàng lớn tăng giá.
Mỹ, Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ hạt điều lớn của Việt Nam, dù vậy, Hiệp hội Điều Việt Nam vẫn xin giảm chỉ tiêu xuất khẩu điều.
Giá xăng dầu tăng cao liên tục tác động tới nền kinh tế, hoạt động kinh doanh vận tải, trong đó, ngành hàng không cũng bị ảnh hưởng khiến cho giá vé máy bay tăng mạnh.
Giá nhiều loại trái cây tại TP.HCM giảm 20-40% so với thời điểm cách đây hơn một tuần do các nhà vườn đang vào kỳ thu hoạch rộ.
Giá vàng hôm nay, 26-6, ở thị trường trong nước đánh dấu tuần giảm thứ 2 liên tiếp đối với cả vàng trang sức, vàng SJC trong khi giá vàng thế giới tiếp tục giằng co chưa rõ xu hướng những ngày tới.
Chợ Bến Thành - một trong những điểm đến mang tính biểu tượng của TP.HCM, đã nhộn nhịp khách trở lại. Mỗi ngày chợ đón khoảng 1.500 lượt khách, chiếm một nửa là khách quốc tế.
Theo đánh giá của nhiều nhà nhập khẩu, gạo Việt Nam ngày càng có lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ Thái Lan; thương nhân Thái cũng đang lo ngại trước sức cạnh tranh của gạo Việt và Thái Lan có thể bị mất thị phần...