Chủ nhật, 24/11/2024

Bình Dương thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững

08/12/2022 7:00 PM (GMT+7)

Tiến độ quy hoạch xây dựng tỉnh Bình Dương vẫn còn chậm, đầu tư công tiếp tục là điểm nghẽn trong khi triển vọng kinh tế năm 2023 còn khó khăn. Bình Dương cần sớm khắc phục các điểm nghẽn, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững.

Đây là một trong những nội dung trọng điểm được đưa ra bàn thảo tại kỳ họp thứ 8 (kỳ họp thường lệ cuối năm) của HĐND tỉnh Bình Dương, tổ chức ngày 8-9/12/2022.

Kinh tế xã hội Bình Dương còn nhiều điểm nghẽn

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2022, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Bình Dương đã vượt qua nhiều khó khăn; vừa phát triển kinh tế xã hội, vừa đảm bảo giữ vững ổn định quốc phòng, an ninh, vừa đảm bảo an sinh xã hội.

Kết quả, Bình Dương có 30/34 chỉ tiêu về kinh tế, xã hội đạt và vượt so với kế hoạch đã đề ra. Trong đó, có những điểm sáng rất quan trọng, tạo điều kiện để Bình Dương tiếp tục đổi mới, đột phá và phát triển trong năm 2023.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ Bình Dương ước đạt 269.440 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm trước (theo kế hoạch tăng 16%). Ảnh: Trần Khánh

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ Bình Dương ước đạt 269.440 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm trước (theo kế hoạch tăng 16%). Ảnh: Trần Khánh

Tuy nhiên, UBND tỉnh cũng đánh giá, diễn biến bất lợi từ tình hình kinh tế, chính trị thế giới làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của hầu hết các quốc gia, tác động đến sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của tỉnh.

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu ổn định trong 6 tháng đầu năm 2022 nhưng có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại từ quý III, quý IV/2023. Dự kiến tiếp tục gặp khó khăn trong quý I năm 2023 và thời gian tiếp theo.

Tiến độ công tác quy hoạch tuy đã được đẩy nhanh nhưng việc triển khai lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vẫn còn chậm.

Đặc biệt, đầu tư công tiếp tục là điểm nghẽn đối với Bình Dương khi khối lượng thực hiện và giải ngân vốn chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Tính đến cuối tháng 11/2022, tổng giá trị giải ngân đầu tư công của Bình Dương là 4.719 tỷ đồng, đạt 45,8% kế hoạch năm 2022 HĐND tỉnh giao, và đạt 46,5% kế hoạch Thủ tướng Chính Phủ giao.

Kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2022 theo Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 25/4/2022 của HĐND tỉnh còn khá thấp. Giá trị giải ngân đến 31/11/2022 là 606 tỷ 153 triệu đồng, đạt 16,7% kế hoạch.

Bình Dương đặt mục tiêu phát triển nhanh, bền vững

Đồng tình với UBND tỉnh về những khó khăn, hạn chế, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bình Dương đề nghị cần nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2022 để đề ra giải pháp cho năm 2023.

Bà Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng Ban kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bình Dương cho biết, giá trị giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, chưa đạt như kỳ vọng của tỉnh.

Công tác lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính của người sử dụng đất.

Tiến độ công tác quy hoạch tuy đã được Bình Dương đẩy nhanh nhưng việc triển khai lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vẫn còn chậm. Ảnh: Trần Khánh

Tiến độ công tác quy hoạch tuy đã được Bình Dương đẩy nhanh nhưng việc triển khai lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vẫn còn chậm. Ảnh: Trần Khánh

Tình hình khiếu nại liên quan đến các dự án bất động sản có nhiều diễn biến phức tạp, chưa được giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn.

Công tác xác định giá đất cụ thể để thu các khoản nghĩa vụ tài chính về đất và tính bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện trong thời gian qua còn khá chậm, phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc.

Năm 2022, kinh tế tỉnh phục hồi song cộng đồng doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Nhiều doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, phải giảm quy mô sản xuất, cắt giảm giờ làm, cho lao động nghỉ việc đã ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống người lao động.

Thực trạng này cần được quan tâm và có giải pháp để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh cũng như quan tâm đến đời sống người lao động trong thời gian tới.

Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh Bình Dương, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, năm 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 11 nhiệm kỳ 2020 - 2025. Cho nên, kỳ vọng vào sự phát triển của năm 2023 là rất lớn.

Mục tiêu đề ra là tỉnh Bình Dương phải tiếp tục phát triển nhanh, bền vững. Đặc biệt là phải xây dựng các chỉ tiêu phát triển đạt và vượt như thời kỳ trước dịch Covid-19.

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lợi. Ảnh: T.L

Bí thư Tỉnh ủy tBình Dương Nguyễn Văn Lợi. Ảnh: T.L

Để đạt được mục tiêu trên, HĐND tỉnh Bình Dương cần phối hợp chặt chẽ và đồng hành cùng với UBND tỉnh tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm.

Bình Dương cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi; tập trung tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp, nhân dân, nhất là người nghèo, công nhân, người lao động đang gặp khó khăn khi Tết Nguyên đán sắp tới.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi, kinh tế còn khó khăn, việc giải ngân vốn đầu tư công càng nhanh, đúng quy định sẽ càng có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội.

Bình Dương cần có kế hoạch xác định nhiệm vụ, lộ trình và phân công thực hiện cho từng dự án cụ thể; đảm bảo các công trình đầu tư có chất lượng, đúng tiến độ đề ra, góp phần phát huy chất lượng cao nhất giá trị đầu tư công.

Năm 2023, chỉ tiêu thu ngân sách của Bình Dương sẽ trên 70.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2022. Chỉ tiêu đầu tư công trên 18.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2022.

"Đây là những chỉ tiêu khó. Song, khó mấy cũng phải làm vì Bình Dương vẫn còn dư địa", Bí thư Tỉnh ủy đề nghị.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.

Hoàn thành đăng kiểm, 17 đoàn tàu metro số 1 chờ khởi hành

Hoàn thành đăng kiểm, 17 đoàn tàu metro số 1 chờ khởi hành

17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.

Doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán?

Doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán?

Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.

'Vòng xoáy' Xuyên Việt Oil của Mai Thị Hồng Hạnh để đi mua chuộc cán bộ

'Vòng xoáy' Xuyên Việt Oil của Mai Thị Hồng Hạnh để đi mua chuộc cán bộ

Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.

Hút xì gà sẽ phải đóng thêm bao nhiêu tiền thuế?

Hút xì gà sẽ phải đóng thêm bao nhiêu tiền thuế?

Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.

Khách mua vé máy bay Tết tăng cao, các hãng hàng không gấp rút tăng tải

Khách mua vé máy bay Tết tăng cao, các hãng hàng không gấp rút tăng tải

Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.