Thứ hai, 14/10/2024

Bình Thuận: Nuôi dế làm mồi cho bồ câu, gà rừng

10/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Mô hình nuôi chim bồ câu kết hợp gà rừng được nhiều hộ dân ở TP.Phan Thiết (Bình Thuận) thực hiện lâu nay. Nhưng nuôi dế để cung cấp nguồn thịt sạch cho... bồ câu và gà rừng thì ông Nguyễn Văn Tánh là người tiên phong.

Đây là cách làm mới và sáng tạo, không những giúp người chăn nuôi tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận kinh tế mà còn cung cấp nguồn thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng.

Nuôi dế làm mồi cho bồ câu, gà rừng

Nhiều năm nay, ông Nguyễn Văn Tánh ở xã Thiện Nghiệp (TP.Phan Thiết) là một trong những những hộ dân thực hiện mô hình chăn nuôi chim bồ câu kết hợp với gà rừng có quy mô lớn ở địa phương.

Ông Tánh luôn đang sở hữu diện tích chuồng nuôi lên đến 5.000m2, với hơn 500 cặp chim bồ câu bố mẹ.

Ông Nguyễn Văn Tánh ở xã Thiện Nghiệp, TP.Phan Thiết bên chuồng nuôi bồ câu của mình. Ảnh: Hoàng Minh

Ông Nguyễn Văn Tánh ở xã Thiện Nghiệp, TP.Phan Thiết bên chuồng nuôi bồ câu của mình. Ảnh: Hoàng Minh

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, thời gian qua, đầu ra sản phẩm của trang trại có sụt giảm so với mọi năm. Trong khi đó, giá thức ăn công nghiệp lại tăng cao.

Để tiết giảm chi phí, gần 1 năm nay, ông bắt đầu nuôi dế mèn. Nguồn dế mèn này sẽ được phối trộn cùng với các nguyên liệu khác như như cá, bắp, trùn quế, các loại rau, tạo thành thức ăn dạng viên nén để cung cấp cho đàn vật nuôi.

Ông Tánh nhân giống đàn dế từ những ổ trứng mua về ở các tỉnh thành lân cận. Đến nay, trang trại của ông luôn duy trì 12 ô chuồng nuôi. Mỗi ô chuồng khoảng 2m2.

Nguồn thức ăn của dế mèn là rau, cỏ mà có thể tìm kiếm quanh nhà. Ảnh: Trần Khánh

Nguồn thức ăn của dế mèn là rau, cỏ có thể tìm kiếm quanh nhà. Vì thế, ông Tánh chỉ tốn chi phí từ con giống ban đầu mà không cần mất thêm khoản chi phí nào cho việc nuôi dế.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bồ câu không bị đứt gãy, ông Tánh nuôi gối đầu các lứa dế với nhau, mỗi lứa cách 2 ngày. Cứ vậy, bình quân mỗi ngày ông thu khoảng 10kg dế thịt từ các ô chuồng nuôi.

Ông Tánh cho biết, thức ăn chăn nuôi trên thị trường hiện nay đa số là cám thực phẩm công nghiệp. Thành phần bên trong là cám công nghiệp lại có chất bảo quản và chất tăng trọng, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Tánh cũng cung cấp nguồn thịt dế làm thương phẩm khi khách hàng có nhu cầu. Ảnh: Trần Khánh

Ông Tánh cũng cung cấp nguồn thịt dế làm thương phẩm khi khách hàng có nhu cầu. Ảnh: Trần Khánh

Ông chọn cách tự phối trộn dế mèn với các nguồn thực phẩm sạch khác nên giá thành trong thức ăn giảm xuống gần 50%. Tính ra, một cặp chim bố mẹ và cặp chim con mỗi tháng chỉ tiêu tốn chi phí thức ăn gần 20.000 đồng.

Cách làm này không những giúp ông chủ động được nguồn thức ăn cho trang trại, thay thế hoàn toàn thức ăn công nghiệp mà còn tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

"Đàn bồ câu sinh sản và phát triển tốt, không cần phải dùng tới thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc trị bệnh khác" ông Tánh nói.

Bồ câu thương phẩm và thịt bồ câu làm sạch được bán tại trại nuôi của ông Tánh. Ảnh: Trần Khánh

Nuôi gà rừng lai để tăng nguồn thu

Bồ câu khi mổ thức ăn thường làm rơi vải, gây thất thoát. Để tận dụng thức ăn thừa, vừa tạo thêm nguồn thu nhập, ông Tánh nuôi thêm đàn gà rừng lai.

Ông Tánh thiết kế chuồng nuôi là chim bồ câu ở tầng trên, đàn gà rừng lai nuôi ở phía dưới. Vì thế đàn gà rừng lai không ảnh hưởng đến môi trường sống của chim bồ câu.

Dế mèn cũng được sử dụng làm thức ăn cho gà để bổ sung dinh dưỡng, giúp đàn gà tăng trọng tốt.

Gà rừng lai thương phẩm và thịt gà rừng lai làm sạch được bán tại trại nuôi của ông Tánh. Ảnh: Trần Khánh

Ông Tánh kể, gà rừng được nuôi ở trang trại có con bố là giống gà rừng chưa qua lai tạo. Riêng gà mái được ông chọn gà đời F1 thả nuôi để thuận tiện cho việc nhân giống.

Đến nay, trang trại của ông Tánh đang có khoảng 1.000 con gà rừng lai.

Gà rừng lai có thời gian nuôi lấy thịt từ 5-6 tháng, trọng lượng khi xuất chuồng khoảng 0,7 kg/con.

Giá bán gà rừng lại hơn 200.000 đồng/kg. Gà giống có giá từ 100.000-300.0000 đồng/con, tùy vào độ tuổi.

Riêng với chim bồ câu, ông Tánh đang bán bồ câu thịt giá từ 230.000-240.000 đồng/kg. Mỗi tháng, ông xuất bán từ 200-300 cặp bồ câu giống với giá 300.000 đồng/cặp.

Theo Hội nông dân xã Thiện Nghiệp (TP.Phan Thiết), mô hình chăn nuôi dế, bồ câu, gà rừng khép kín của ông Tánh đang được nhiều bà con trong vùng tham quan học tập.

Cách làm này mở ra hướng đi mới cho các nông hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ để nâng cao thu nhập, cung cấp thêm nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.

"Bồ câu được nuôi theo hướng an toàn thực phẩm, gà rừng thì phục vụ phân khúc khách hàng cao cấp cấp hoặc du lịch. Khi dịch Covid-19 dần được khống chế, tôi tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi và nhận bao tiêu sản phẩm cho bà con có nhu cầu", ông Tánh chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bán hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần, còn lại nhiều hay ít?

Bán hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần, còn lại nhiều hay ít?

Ngành đường sắt cho biết đã bán thành công hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần mở bán. Hiện tại, vé tàu trước va sau Tết vẫn còn dồi dào.

Trí tuệ nhân tạo khiến nhân viên TikTok mất việc hàng loạt

Trí tuệ nhân tạo khiến nhân viên TikTok mất việc hàng loạt

Tập đoàn mẹ tại Trung Quốc của TikTok mới thông báo sa thải hàng trăm nhân viên trên thế giới vì đang dùng AI (trí tuệ nhân tạo) thay cho con người trong khâu kiểm duyệt nội dung.

To nhưng không thích ứng nhanh với thị trường, 7-Eleven sẽ ra sao?

To nhưng không thích ứng nhanh với thị trường, 7-Eleven sẽ ra sao?

Trong khi thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới dự kiến lớn nhất thế giới năm 2024 chưa chốt xong, 7-Eleven (bên bán) đang phải thu hẹp quy mô để có thể duy trì lợi nhuận. Theo các nhà phân tích, "ông lớn" bán lẻ Nhật Bản đã chậm chân trong thích ứng với thị trường.

Tiến độ tiêm chủng vaccine sởi tại TP.HCM đang cần được đẩy mạnh

Tiến độ tiêm chủng vaccine sởi tại TP.HCM đang cần được đẩy mạnh

Cơ quan chức năng ngành y tế TP.HCM cho biết tính đến thời điểm hiện nay đã có 99% trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine sởi đã được tiêm chủng.

Doanh nghiệp ứng phó ra sao với tăng giá điện?

Doanh nghiệp ứng phó ra sao với tăng giá điện?

Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh, tương đương mức tăng 4,8%. Mức tăng giá lần này đã được nhiều doanh nghiệp dự báo và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó tác động.

Aeon đang làm ăn ra sao tại Việt Nam?

Aeon đang làm ăn ra sao tại Việt Nam?

Aeon liên tục khai trương các trung tâm thương mại và siêu thị tại Việt Nam gần đây. Họ cũng có ý định mở tiếp một số trung tâm thương mại ở những tỉnh thành khác. Đại gia bán lẻ Nhật Bản này đang làm ăn ra sao?